Soạn bài Thực hành các phép tu từ: Phép điệp và phép đối Ngữ văn 10 tóm tắt

Phép điệp và phép đối là hai biện pháp tu từ quan trọng trong chương trình Ngữ văn 10. Ngày hôm nay eLib xin giới thiệu đến các em bài soạn Thực hành các phép tu từ: Phép điệp và phép đối. Mời các em cùng tham khảo nhé, chúc các em học tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Soạn bài Thực hành các phép tu từ: Phép điệp và phép đối Ngữ văn 10 tóm tắt

1. Luyện tập về phép điệp

1.1. Soạn câu 1 trang 124 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

a. “Nụ tầm xuân”

“Nụ” khác “hoa” → hai trạng thái khác nhau.

- “Hoa cây này” → “hoa” → trạng thái khác.

- không xác định rõ “cây này” là cây nào.

→Thay đổi hình ảnh → thay đổi ý nghĩa

- Nhạc điệu thay đổi ở “nụ” (thanh trắc) → “hoa” (thanh bằng).

- Việc lặp lại các cụm từ “chim vào lồng”, “cá mắc câu”: nhấn mạnh thực trạng bất khả kháng. không lặp lại → chưa rõ ý “không thể thoát được”.

- Cách lặp “nụ tầm xuân” → sự phát triển của sự vật, sự việc theo quy luật.

- Cách lặp “cá mắc câu”, “chim vào lồng” → tính bi kịch của tình thế không thể giải thoát.

b. Các câu đó chỉ có hiện tượng lặp từ, không phải phép điệp. Nó tạo tính đối xứng và nhịp điệu cho câu văn.

c. Định nghĩa phép điệp: Là biệp pháp tu từ lặp lại một yếu tố diễn đạt (vần, nhịp, từ, cụm từ, câu) nhằm nhấn mạnh, biểu đạt cảm xúc và ý nghĩa, có khả năng gợi hình tượng như trên.

1.2. Soạn câu 2 trang 125 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

a. Tìm 3 ví dụ về phép điệp không có giá trị tu từ:

- Anh ta ăn nhiều bữa hơn, uống nhiều rượu hơn và đọc sách nhiều hơn.

- Tác giả viết bài thơ này khi tác giả đi thực tế ở chiến trường.

b. Ví dụ bài văn có phép điệp

Vui là vui gượng kẻo là

Ai tri âm đó mặn mà với ai

( Nguyễn Du – Truyện Kiều)

c. Đoạn văn tham khảo

Mùa đông là mùa em thích nhất trong năm. Mùa đông có cái lạnh se se, có những cơn mưa rào nhẹ, có những làn tuyến mỏng manh rơi. Nhà nhà,người người quây quần bên bếp lửa ấm áp. Tiếng cười, tiếng nói như xua tan đi không khí lạnh lẽo bên ngoài. Lũ trẻ không vì cái lạnh mà bỏ lỡ cuộc vui. Chúng nô đùa nhau náo động cả một vùng. Mùa đông cũng là mùa ấp ủ cho cây cối đâm chồi vào mùa xuân sắp tới.

2. Luyện tập về phép đối

2.1. Soạn câu 1 trang 125 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

a. Cách sắp xếp từ ngữ: có tính chất đối xứng, hài hòa về âm thanh, nhịp điệu.

Gắn kết bằng các từ trái nghĩa hoặc các từ cùng một trường nghĩa.

- Vị trí các từ tạo ra sự đối xứng nhằm thỏa mãn nhu cầu thông tin và thẩm mỹ.

b. Ngữ liệu 3: đối bổ sung .

Ngữ liệu 4: đối xứng tương phản.

c. Hịch tướng sĩ: “Ta thường...”.

Bình Ngô đại cáo: “Việc nhân nghĩa... trừ bạo”.

Truyện Kiều: “Vầng trăng...dặm trường”.

d. Định nghĩa phép đối

Phép đối là cách sử dụng các từ ngữ tương đồng hoặc tương phản về ý nghĩa, sử dụng âm thanh, nhịp điệu,...để tạo ra những câu có sự cân xứng về cấu trúc, hài hòa về âm thanh và cộng hưởng về ý nghĩa.

2.2. Soạn câu 2 trang 126 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

a. Phép đối trong tục ngữ có tác dụng làm cho người đọc, người nghe dễ nhớ, dễ thuộc.

- Từ ngữ sử dụng trong tục ngữ không thể thay được vì

+ Mỗi câu tục ngữ đều mang tính cố định giống như các thành ngữ, quán ngữ

- Thường gieo vần lưng, từ ngữ mang giá trị tu từ (ẩn dụ, so sánh, nhân hoá...), câu ngắn, tỉnh lược các bộ phận...

+ Tục ngữ sử dụng phép đối rất cân chỉnh

b. Vì cách diễn đạt của tục ngữ được chọn lọc, gọt giũa, có vần, có đối, nghe một lần là nhớ và rất khó quên.

2.3. Soạn câu 3 trang 126 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

a. Đối: tương phản giữa 2 vế:

Thuốc đắng giã tật >< Sự thật mất lòng

Nếu A thì B Nếu A thì C (C >< B)

- Bán anh em xa, mua láng giềng gần.

b. Có thể tham khảo

Tết đến cả nhà vui như Tết

Xuân về trời đất ngập sắc xuân

Ngày:30/12/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM