Soạn bài Lầu Hoàng Hạc Ngữ văn 10 tóm tắt

eLib xin gửi đến các em nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em cảm nhận được nỗi nhớ quê nhà da diết của nhà thơ. Từ đó, các em có thái độ trân trọng, yêu mến, tự hào về quê hương, đất nước của mình. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Soạn bài Lầu Hoàng Hạc Ngữ văn 10 tóm tắt

1. Soạn câu 1 trang 160 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

Nhan đề bài thơ thể hiện dụng ý của tác giả như sau:

- Tác giả đã dựng nên nhan đề bài thơ đặc biệt cả về nội dung lẫn nghệ thuật.

- Xác định vị trí của lầu Hoàng Hạc.

- Quan hệ giữa “người xưa” với “người nay”, giữa hư với thực, giữa cảnh với tình,…

2. Soạn câu 2 trang 160 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

Cảnh đẹp nhưng “khiến người buồn” vì tác giả cảm nhận thấy:

- Tác giả tràn ngập những tâm trạng rối bời, sự trăn trở về nỗi nhớ thương quê nhà.

- Bâng khuâng, buồn với triết lý nhân sinh: mất - còn, hiện tại - quá khứ, thực - mộng, vô hạn - hữu hạn, con người - cuộc đời…

- Tâm hồn không tìm được sự bình an.

- Mình đang khuyết thiếu một điều gì đó chưa được trọn vẹn.

- Cô đơn, lạc lõng, vô định trước thiên nhiên, cuộc đời rộng lớn, vạn biến.

- Hụt hẫng, nuối tiếc một vẻ đẹp quý giá đã qua đi và không bao giờ trở lại.

3. Soạn câu 3 trang 160 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

- Bài thơ có 56 thì có 55 chữ đều chuẩn bị cho chữ “sầu” kết đọng trong tâm:

+ Yếu tố tất yếu của nỗi buồn ở tác giả là nhớ quê hương thể hiện ở chữ "sầu".

+ Nó là kết quả diễn của quá trình quan sát, liên tưởng, tái tê trong lòng của con người.

+ Lầu Hoàng Hạc là nơi gắn với những lần li biệt nổi tiếng, nên tâm trạng của tác giả nhuốm buồn.

+ Không những thế, cảnh vật, không gian, thời gian… cả cái tình cảnh đặc biệt của nhà thơ xuất hiện chữ sầu.

Ngày:21/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM