Soạn bài Nỗi thương mình Ngữ văn 10 tóm tắt

Để giúp các em nắm được nội dung và bút pháp nghệ thuật trong đoạn trích Nỗi thương mình. eLib đã biên soạn nội dung bài này một cách vắn tắt và dễ hiểu nhất. Mời các em tham khảo bài soạn dưới đây nhé. Chúc các em học tập tốt!

Soạn bài Nỗi thương mình Ngữ văn 10 tóm tắt

1. Soạn câu 1 trang 83 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

- Phần 1 (4 câu đầu): giới thiệu khái quát cuộc sống ở lầu xanh, tình cảnh trớ trêu của Kiều

- Phần 2 (8 câu tiếp): Niềm thương thân xót phận của Kiều.

- Phần 3 (còn lại): Cảnh đẹp, thú vui, lòng người buồn bã.

2. Soạn câu 2 trang 83 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

- Bút pháp ước lệ được sử dụng với các hình ảnh như: bướm lả ong lơi, lá gió cành chim, hay điển tích, điển cố như Tống Ngọc, Trường Khanh, mưa Sở, mây Tần

-> Miêu tả chốn bụi trần dơ bẩn mà câu thơ vẫn trang nhã, không thô tục.

- Đồng thời, Nguyễn Du như muốn giành sư trân trọng, xót thương cho nàng Kiều:Tác giả muốn giữ cho nhân vật của mình một chân dung thanh cao sáng ngời, không bị hòa tục với những bụi trần nhơ bẩn kia (thái độ trân trọng).

3. Soạn câu 3 trang 83 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

Các dạng thức đối xứng khác nhau được sử dụng :

+ Sớm…>< tối,  bướm lả >< ong lơi … -> nhấn mạnh sự bẽ bàng của Kiều.

+ Khi sao phong gấm… >< Giờ sao tan tác…; gió >< sương ; mưa Sở >< mây Tần -> Đối lập giữa quá khứ êm đềm và hiện tại nghiệt ngã, Kiều đay nghiến cho thân phận mình. Đồng thời cũng bày tỏ nỗi xót xa của thi hào Nguyễn Du.

4. Soạn câu 4 trang 83 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

- Văn học trung đại mang tính phi ngã, nhưng với “nỗi thương mình” Nguyễn Du dường như đã đào sâu hơn vào thế giới nội tâm của nàng Kiều, ý thức sâu sắc về nỗi đau, bi kịch cũng như vẻ đẹp tâm hồn người con gái ấy

- "Bản ngã" của nhân vật và của chính người nghệ sĩ đã được Nguyễn Du biểu hiện như một nét độc đáo, sâu sắc trong tư tưởng nhân đạo của mình.

--> Một sắc thái mới về tự sự ý thức của con người cá nhân.

5. Soạn câu 5 trang 108 SGK Ngữ văn 10 tóm tắt

- Đoạn trích góp phần lí giải câu nói của Kim Trọng : “lấy hiếu làm trinh”, vì chữ “hiếu”, Kiều đã phải hi sinh cả sự trinh trắng, trải đời đau khổ.

- Nỗi thương mình là một đoạn trích diễn tả sự thanh cao ấy của Kiều trong chốn lầu xanh đầy bụi.

- Nhà thơ hết lời ca ngợi, đề cao vẻ đẹp nhân cách, phẩm giá của Kiều mà đoạn trích "Nỗi thương mình" là một đoạn tiêu biểu

Ngày:28/12/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM