Soạn bài Chữa lỗi dùng từ Ngữ văn 6 tóm tắt

Nội dung bài soạn dưới đây nhằm cung cấp cho các em hiểu hơn về nguyên nhân của những lỗi dùng từ mà chúng ta thường gặp trong học tập và trong cuộc sống. Để từ đó các em có thể khắc phục những lỗi dùng từ mà bản thân đang mắc phải. Chúc các em học tốt!

Soạn bài Chữa lỗi dùng từ Ngữ văn 6 tóm tắt

1. Lặp từ

1.1. Soạn câu 1 trang 68 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt

- Những từ giống nhau trong các câu văn dưới đây là:

a. Tre.

b. Truyện dân gian.

1.2. Soạn câu 2 trang 68 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt

- Lỗi lặp từ: câu b.

- Phép lặp từ: câu a.

=> Cần lưu ý trong cách sử dụng từ một cách hợp lí, tránh những lỗi sai như những câu văn trên.

1.3. Soạn câu 3 trang 68 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt

- Chữa lại: Ý câu (b) có thể bỏ cụm từ truyện dân gian ở cuối.

- Câu văn vì thế đã loại bỏ được những lỗi lặp từ không đáng có.

2. Lẫn lộn các từ gần âm

2.1. Soạn câu 1 trang 68 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt

- Câu dùng từ không đúng như sau:

+ Thăm quan.

+ Nhấp nháy.

2.2. Soạn câu 2 trang 68 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt

- Nguyên nhân những câu văn mắc lỗi trên là do: Từ có 2 mặt nghĩa (nội dung và hình thức). Vậy, nếu sai ở hình thức dẫn đến nội dung sai. Chính vì vậy, chúng ta phải hiểu đúng nghĩa của từ để tránh mắc lỗi.

2.3. Soạn câu 3 trang 68 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt

- Chữa lại cho đúng:

+ Thay từ "thăm quan" bằng từ "tham quan".

+ Thay từ "nhấp nháy" bằng "mấp máy".

3. Luyện tập

3.1. Soạn câu 1 trang 68 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt

- Những từ ngữ trùng lặp trong các câu sau đã được lược bỏ thành:

a. Lan là một lớp trưởng gương mẫu nên cả lớp ai cũng quý mến.

b. Sau khi nghe cô giáo kể, chúng tôi ai cũng thích những nhân vật trong câu chuyện ấy vì họ đều là những người có phẩm chất đạo đức tốt đẹp.

c. Quá trình vượt núi cao cũng là quá trình con người trưởng thành.

3.2. Soạn câu 2 trang 69 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt

- Những từ dùng sai và nguyên nhân chủ yếu là:

a. Thay từ “linh động” bằng “sinh động”.

-> Nguyên nhân: lẫn lộn từ gần âm, nhớ không chính xác hình thức ngữ âm.

b. Thay từ “bàng quang” bằng “ bàng quan”.

-> Nguyên nhân: lẫn lộn từ gần âm, nhớ không chính xác hình thức ngữ âm.

c. Thay “thủ tục” bằng “hủ tục”.

-> Nguyên nhân: lẫn lộn từ gần âm, nhớ không chính xác hình thức ngữ âm.

Ngày:17/09/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM