Soạn bài Số từ và lượng từ Ngữ văn 6 tóm tắt

eLib xin gửi đến các em nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em có thể sử dụng số từ và lượng từ một cách thành thạo. Từ đó, các em có thể vận dụng số từ và lượng từ vào bài văn của mình một cách phù hợp. Chúc các em học tập thật tốt nhé!

Soạn bài Số từ và lượng từ Ngữ văn 6 tóm tắt

1. Số từ

1.1. Soạn câu 1 trang 128 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt

Nhận xét các từ bổ sung ý nghĩa trong những câu văn đã cho như sau:

a. Các từ in nghiêng trong câu bổ nghĩa cho các từ sau:

- Hai bổ nghĩa cho chàng. Nó đứng trước từ chàng và bổ nghĩa về mặt số lượng.

- Một trăm đứng trước cụm từ ván cơm nép và bổ nghĩa cho cụm từ này về mặt số lượng.

- Một trăm đứng trước cụm từ nệp bánh chưng và bổ nghĩa cho cụm từ này về mặt số lượng.

- Chín đứng trước từ ngà và bổ nghĩa cho từ này về mặt số lượng.

- Chín đứng trước từ cựa và bổ nghĩa cho từ này về mặt số lượng.

- Một đứng trước từ đôi và bổ nghĩa cho từ này về mặt số lượng.

b. Từ sáu đứng sau từ thứ và từ bổ nghĩa cho từ này về mặt thứ tự.

1.2. Soạn câu 2 trang 128 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt

Nhận xét từ đôi đã cho trong câu văn như sau:

- Từ "đôi" trong câu văn trên không phải là số từ vì nó là danh từ chỉ đơn vị và đứng sau số từ, số từ bổ nghĩa cho từ đôi.

- Từ "đôi" không không mang đặc điểm của số từ.

1.3. Soạn câu 3 trang 128 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt

- Tìm thêm các từ có ý nghĩa khái quát và công dụng như từ "đôi", ví dụ: chục, vạn, nắm,...

- Lấy ví dụ về cụm danh từ có các từ chục, vạn, nắm,...

+ Một chục trứng cút.

+ Một vạn tiền.

+ Một nắm thóc.

2. Lượng từ

2.1. Soạn câu 1 trang 128 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt

- Trong đoạn văn trên có các cụm danh từ như sau: các hoàng tử, những kẻ thua trận, cả mấy vạn tướng lĩnh.

- Các từ in đậm trên là lượng từ, chúng giống với số từ ở vị trí cùng đứng trước danh từ, khác với số từ ở ý nghĩa:

+ Số từ chỉ số lượng hoặc thứ tự của sự vật.

+ Lượng từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật.

2.2. Soạn câu 2 trang 129 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt

- Xếp các từ in đậm vào mô hình cụm danh từ:

+ Phụ trước là: các, những, mấy vạn.

+ Trung tâm là: hoàng tử, kẻ, tướng lĩnh, quân sĩ.

+ Phụ sau là: thua trận.

- Tìm thêm một số lượng từ khác như sau:

+ Câu có lượng từ mang ý nghĩa toàn thể như: Tết nguyên đán, tất cả học sinh được nghỉ học một tuần.

+ Câu có lượng từ mang ý nghĩa tập hợp hay phân phối như: Cô giáo chủ nhiệm căn dặn từng học sinh trước khi nghỉ hè.

3. Luyện tập

3.1. Soạn câu 1 trang 129 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt

Xác định ý nghĩa của các số từ trong bài thơ đã cho như sau:

- Số từ chỉ số lượng: một canh, hai canh, ba canh, năm cánh.

- Số từ chỉ thứ tự: canh bốn, canh năm.

3.2. Soạn câu 2 trang 129 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt

- Nhận xét các từ in đậm trong hai câu thơ đã cho: các từ trăm, ngàn, muôn là không phải chỉ số lượng chính xác là 100, mà là số từ chỉ số lượng, tượng trưng cho số lượng rất nhiều.

3.3. Soạn câu 3 trang 129 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt

- Giống nhau về ý nghĩa giữa hai từ này là chỉ sự tách ra từng sự vật, từng cá thể.

- Khác nhau là:

+ Từng mang ý nghĩa lần lượt, có trình tự, hết cái này đến cái khác.

+ Mỗi mang ý nghĩa nhấn mạnh sự tách biệt, không có nghĩa lần lượt theo trình tự.

Ngày:06/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM