Soạn bài Chương trình địa phương (phần Văn và Tập làm văn) Ngữ văn 6 tóm tắt

eLib xin gửi đến các em nội dung bài soạn dưới đây nhằm cung cấp cho các em kiến thức về truyện dân gian, trò chơi dân gian địa phương. Từ đó, các em sẽ có thêm vốn kiến thức phong phú về văn học dân gian. Chúc các em học tập thật tốt nhé!

Soạn bài Chương trình địa phương (phần Văn và Tập làm văn) Ngữ văn 6 tóm tắt

1. Soạn câu 1 trang 172 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt

Những thể loại dân gian trong chương trình Ngữ văn 6, tập một: truyện truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười:

- Truyền thuyết: truyện kể về các nhân vật và sự kiện lịch sử, có nhiều yếu tố thần kì, kì ảo.

- Truyện cổ tích: truyện kể về các nhân vật và sự kiện lịch sử; Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.

- Truyện ngụ ngôn: truyện kể mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc con người để nói bóng gió chuyện con người.

- Truyện cười: Nêu bài học để khuyên nhủ, răn dạy người ta trong cuộc sống. Có yếu tố gây cười.

2. Soạn câu 2 trang 172 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt

- Sưu tầm qua sách báo về một tác phẩm thuộc thể loại truyện dân gian đã học và kể lại nội dung:

"Chuyện kể rằng lúc Quỳnh còn nhỏ, mới bảy tám tuổi, Quỳnh đã tỏ ra thông minh đỉnh ngộ nhưng cũng là một đứa trẻ chúa nghịch. Hồi ấy bọn trẻ thường chơi trò xước xách, lấy tàu chuối làm cờ, lá sen làm lọng. Trong trò chơi, Quỳnh bao giờ cũng lấn lướt. Một đêm mùa thu, trăng tháng tám sáng vằng vặc, đang chơi với đám trẻ ở sân nhà, Quỳnh bảo:

- Chúng bay làm kiệu cho tao ngồi, rồi tao đưa đi xem một người mà cái đầu to bằng cái bồ!

Lũ trẻ tưởng thật, liền tranh nhau làm kiệu rước Quỳnh đi vòng vòng quanh sân, mệt thở muốn đứt hơi. Xong, chúng nhất định bắt Quỳnh phải giữ lời hứa. Lúc ấy trăng đã mờ, Quỳnh bảo:

- Tụi bây đứng đợi cả ở đây, tôi đi đốt lửa soi cho mà xem!

Bọn trẻ nhỏ hơi sợ, không dám ở lại, chỉ những đứa lớn hơn, bạo dạn đứng chờ. Quỳnh lấy lửa thắp đèn xong đâu đấy, rồi thò đầu che ngọn đèn, bảo:

- Kìa, trông trên vách kìa. Ông to đầu đã ra đấy!

Anh nào cũng nhìn nhớn nhơ nhớn nhác, thấy bóng đầu Quỳnh ở vách to bằng cái bồ thật. Lũ trẻ biết Quỳnh xỏ, quay ra bắt Quỳnh làm kiệu đền, Quỳnh chạy vào buồng đóng cửa lại, kêu ầm lên. Ông bố tưởng là trẻ đánh, cầm roi chạy ra, lũ trẻ chạy tán loạn.

3. Soạn câu 3 trang 172 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt

- Những truyện dân gian của quê hương em thường nói đến bài học về nền nông nghiệp lúa nước. Những truyện dân gian này có đặc điểm tương tự với những truyện dân gian mà em đã học trong chương trình Ngữ văn 6 tập 1.

4. Soạn câu 4 trang 172 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt

- Quê hương em còn có những hoạt động văn hóa dân gian như: Chèo là loại hình nghệ thuật sân khấu cổ truyền Việt Nam. Chèo phát triển mạnh ở phía Bắc Việt Nam với trọng tâm là vùng châu thổ sông Hồng cùng hai khu vực lan tỏa là trung du miền núi Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Loại hình sân khấu này phát triển cao, giàu tính dân tộc. Chèo mang tính quần chúng và được coi là loại hình sân khấu của hội hè với đặc điểm sử dụng ngôn ngữ đa thanh, đa nghĩa kết hợp với cách nói ví von giàu tính tự sự, trữ tình. Nếu sân khấu truyền thống Trung Quốc có đại diện tiêu biểu là Kinh kịch là Bắc Kinh và sân khấu Nhật Bản là Kịch Nô thì đại diện tiêu biểu nhất của sân khấu truyền thống Việt Nam là chèo.

5. Soạn câu 5 trang 172 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt

- Giới thiệu một trò chơi dân gian địa phương mà em yêu thích, chẳng hạn như trò chơi Mèo đuổi chuột: Đây là trò chơi dân gian tập thể của Việt Nam, gồm từ 7 đến 10 người chơi. Tất cả người chơi đứng thành vòng tròn, tay nắm tay, giơ cao lên qua đầu. Rồi bắt đầu hát:

“Mèo đuổi chuột

Mời bạn ra đây

Tay nắm chặt tay

Đứng thành vòng rộng

Chuột luồn lỗ hổng

Mèo chạy đằng sau

Thế rồi chú chuột lại đóng vai mèo

Co cẳng chạy theo, bác mèo hóa chuột”.

Một người được chọn làm mèo và một người được chọn làm chuột. Hai người này đứng vào giữa vòng tròn, quay lưng vào nhau. Khi mọi người hát đến câu cuối thì chuột bắt đầu chạy, mèo phải chạy đằng sau. Tuy nhiên mèo phải chạy đúng chỗ chuột đã chạy. Mèo thắng khi mèo bắt được chuột. Rồi hai người đổi vai trò mèo chuột cho nhau. Trò chơi lại được tiếp tục.

Ngày:08/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM