Soạn bài Tổng kết phần văn Ngữ văn 6 tóm tắt

eLib xin gửi đến các em nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em nắm được những thể loại văn học đã được học. Đồng thời, bài soạn này còn giúp các em trau dồi thêm vốn từ phong phú cho bản thân. Chúc các em học tập thật tốt nhé!

Soạn bài Tổng kết phần văn Ngữ văn 6 tóm tắt

1. Soạn câu 1 trang 154 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt

Các văn bản đã học có tên như sau:

- Con Rồng cháu Tiên.

- Bánh chưng, bánh giầy.

- Thánh Gióng.

- Sự tích hồ Gươm.

- Sơn Tinh, Thủy Tinh.

- Sọ Dừa.

- Thạch Sanh.

- Em bé thông minh.

- Cây bút thần.

- Ông lão đánh cá và con cá vàng.

- Bài học đường đời đầu tiên.

- Sông nước Cà Mau.

- Bức tranh của em gái tôi.

- Vượt thác.

- Buổi học cuối cùng.

- Đêm nay Bác không ngủ.

- Lượm.

- Mưa.

- Cô Tô.

- Cây tre Việt Nam.

- Lòng yêu nước.

- Lao xao.

- Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử.

- Bức thư của thủ lĩnh da đỏ.

- Động Phong Nha.

2. Soạn câu 2 trang 154 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt

- Truyền thuyết là truyện kể về những sự kiện và nhân vật lịch sử có ý nghĩa đối với dân tộc, đây là loại truyện dân gian thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo, truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.

- Truyện cổ tích thường sử dụng rất nhiều những yếu tố hoang đường trong tác phẩm, qua những yếu tố đó thể hiện khao khát, ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công.

- Truyện ngụ ngôn là loại truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người.

- Truyện cười là loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội.

- Truyện trung đại thường có nội dung giáo dục con người về cách sống, cách cư xử trong cuộc sống hằng ngày sao cho phải phép, có loại truyện hư cấu và có loại truyện gần với kí, với sử. Cốt truyện đơn giản, nhân vật thường miêu tả chủ yếu qua ngôn ngữ trực tiếp của người kể chuyện, qua hành động và ngôn ngữ đối thoại của nhân vật.

- Văn bản nhật dụng cung cấp cho người đọc những thông tin quen thuộc, gần gũi trong đời sống hằng ngày, đó thường là những bài viết gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống của con người và cần phải giải quyết.

3. Soạn câu 3 trang 154 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt

Phân tích một văn bản mà em yêu thích: Chọn phân tích tác phẩm "Vượt thác":

Đoạn văn này trích từ chương XI trong truyện Quê nội, một trong những tác phẩm thành công nhất của Võ Quảng. Truyện viết về cuộc sống ở một làng quê ven sông Thu Bồn (làng Hoà Phước), tỉnh Quảng Nam vào những ngày sau Cách mạng tháng Tám 1945 và những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Nhân vật chính của truyện là hai em thiếu niên có tên là Cục và Cù Lao.

Tác giả miêu tả dòng sông Thu Bồn và quang cảnh hai bên bờ trong một cuộc vượt thác của con thuyền do dượng Hương Thư chỉ huy, từ làng Hoà Phước lên thượng nguồn để lấy gỗ về dựng trường học cho làng. Qua đó làm nổi bật vẻ hùng dũng và sức mạnh của con người lao động trên cái nền là khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp.

Hai câu văn mở đầu xác định điểm cuối nguồn bắt đầu về thượng nguồn của dòng sông, cũng là hai câu giới thiệu kinh nghiệm đầu của nghề lái đò: thuyền về ngược thì nhờ hướng gió, về xuôi thì nương theo dòng chảy của sông. Dượng Hương Thư, nhân vật chính trong đoạn văn này có thừa kinh nghiệm ấy. Bởi vậy, “gió nồm vừa thổi”, gió đông nam thổi từ biển vào đất liền là dượng đã nhổ sào, giương cánh buồm nhỏ đón gió cho “Thuyền rẽ sóng lướt bon bon núi rừng phải lướt cho nhanh để về cho kịp”. Câu văn so sánh bằng phép nhân hóa thể hiện thuyền cùng người nhớ quê, đồng thời giới thiệu khoảng đường sông xa mà người và thuyền phải vượt qua.

Gợi mở liên tưởng là một nét đẹp trong câu văn xuôi của Võ Quảng. Do đó, chất thơ từ cảnh vật, từ tâm hồn đồng hiện. Bé Cục nhìn thấy bao la cảnh lạ. Những con thuyền xuôi dòng "chất đầy cam tươi, dây mây, dầu rái". Có những thuyền "chở mít, chở quế". Con sông Thu Bồn là mạch máu, là nguồn sống xứ Quảng. Vì chở đầy, chở nặng lâm thổ sản, nên "thuyền nào cũng xuôi chậm chậm". Một cuộc sống ấm no, một miền rừng hào phóng... Càng ngược dòng sông, cảnh sắc sông núi càng đầy sức sống, hữu tình nên thơ. Vườn tược tốt tươi "um tùm". Những chòm cổ thụ "dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước". Cổ thụ được nhân hóa gợi tả vẻ đẹp hùng vĩ, thâm nghiêm của chốn đại ngàn rừng thiêng, rừng thẳm.

Đọc xong tác phẩm " Vượt thác" của Võ Quảng cho ta thấy được cảnh vượt thác của con thuyền trên sông Thu Bồn, làm nổi bật vẻ đẹp hùng dũng và sức mạnh của con người lao động trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ. Với nghệ thuật đặc sắc nhà văn đã tả cảnh, tả người từ điểm nhìn trên con thuyền theo hành trình vượt thác rất tự nhiên và sinh động.

(Sưu tầm)

4. Soạn câu 4 trang 154 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt

- Có rất nhiều nhân vật chính trong các văn bản đã học nhưng em thích nhất nhân vật bà mẹ trong Mẹ trong mẹ hiền dạy con:

+ Người mẹ biết suy nghĩ đến tương lai của con.

+ Yêu thương con hết mực nhưng không chiều hư con.

+ Người mẹ hiền minh, nhân hậu.

5. Soạn câu 5 trang 154 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt

- Những tác phẩm thuộc các thể loại truyện mà các em đã được học đều có điểm chung về phương thức biểu đạt chính là có cốt truyện, nhân vật, chi tiết, lời kể, tả.

6. Soạn câu 6 trang 154 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt

Các văn bản thể hiện nội dung truyền thống yêu nước và nhân ái của dân tộc ta như sau:

- Sông nước Cà Mau.

- Đêm nay Bác không ngủ.

- Lượm.

- Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử.

- Lòng yêu nước.

- Cây tre Việt Nam.

7. Soạn câu 7 trang 154 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt

- Liệt kê các yếu tố Hán Việt có trong từ điển như sau:

+ "Thám": thăm dò.

+ "Minh": sáng.

+ "Tuấn": tài giỏi hơn người.

+ "Trường": dài.

Ngày:13/01/2021 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM