Soạn bài Lời văn, đoạn văn tự sự Ngữ văn 6 tóm tắt

Nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em hiểu thế nào là lời văn, đoạn văn tự sự. eLib hi vọng rằng đây sẽ là nguồn tài liệu đáng tin cậy để các em có thể chuẩn bị bài trước khi đến lớp một cách tốt nhất. Chúc các em học thật tốt!

Soạn bài Lời văn, đoạn văn tự sự Ngữ văn 6 tóm tắt

1. Soạn câu 1 trang 58 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt

- Các câu văn đã giới thiệu tên, lai lịch, quan hệ, tính tình, tài năng của nhân vật:

+ Hùng Vương có một người con gái tên là Mị Nương.

+ Mị Nương đẹp và hiền dịu.

+ Sơn Tinh: ở núi Tản Viên.

+ Thủy Tinh: ở miền biển.

- Câu văn giới thiệu trên đây thường dùng từ “là, có” và cụm từ “người ta gọi chàng là”.

2. Soạn câu 2 trang 59 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt

- Đoạn văn ở trên được tác giả dùng các từ để kể hành động của nhân vật theo trình tự cụ thể, những từ ngữ chỉ hành động trong đoạn văn được kể như sau: Đuổi, cướp, hô, gọi, dâng, đánh → sử dụng động từ.

- Các hành động được kể theo thứ tự: Nguyên nhân → diễn biến → kết quả.

- Cách kể trùng điệp tạo nên sự căng thẳng, kịch tính dồn dập trong câu chuyện.

3. Soạn câu 3 trang 59 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt

- Ý chính và câu chủ đề trong những đoạn văn trên được thể hiện như sau:

+ Đoạn 1: (câu 2): Hùng Vương muốn kén rể.

+ Đoạn 2: (câu 6) Hai thần đến cầu hôn.

+ Đoạn 3: (câu 1) Thủy Tinh đánh Sơn Tinh.

=> Gọi là câu chủ đề vì câu đó diễn đạt một ý chính.

- Sự dẫn dắt từ ý phụ đến ý chính trong từng đoạn:

+ Đoạn 1: muốn kén rể thì phải nói vua có con gái đẹp, có lòng yêu thương và có ý kén rể giỏi.

+ Đoạn 2: trước hết phải giới thiệu từng người.

+ Đoạn 3: phải kể từ nguyên nhân đến diễn biến và kết quả.

- Đoạn văn Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt phun lửa giết chết giặc Ân: Giặc đến, ngay lập tức Thánh Gióng vươn vai thành tráng sĩ, mặc giáp sắt, cầm roi sắt, lên ngựa sắt ra chiến trường. Chàng ra sức đánh đuổi giặc để giữ yên bình cho bờ cõi, gậy sắt gãy, chàng nhổ tre bên đường quật giặc. Chẳng mấy chốc, Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt phun lửa giết chết hết giặc Ân.

4. Soạn câu 1 luyện tập trang 60 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt

a. Trong đoạn văn trên nói về nhân vật "Sọ Dừa" trong truyện cùng tên "Sọ Dừa" là người làm thuê cho nhà phú ông.

- Câu chủ đề: “Cậu chăn bò rất giỏi”.

- Mạch lạc của đoạn văn:

+ Câu 1: Hành động bắt đầu.

+ Câu 2: Nhận xét chung về hành động.

+ Câu 3, 4: Hành động cụ thể.

+ Câu 5: Kết quả của hành động.

b. Thái độ của các con gái phú ông đối với Sọ Dừa:

- Câu chủ đề: “Hai cô chị ác nghiệt ... rất tử tế”.

- Giữa hai câu là hành động nối tiếp và ngày càng cụ thể.

c. Tính nết cô Dần:

- Câu chủ đề: “Và tính cô cũng như tuổi cô còn trẻ con lắm”.

- Mạch lạc của đoạn:

+ Câu 1, 2 quan hệ nối tiếp.

+ Câu 3, 4 thể hiện sự đối xứng, ngang bằng.

+ Câu 4, 5 đối xứng.

⟹ Các câu giải thích, làm sáng rõ cho câu chủ đề.

5. Soạn câu 2 luyện tập trang 60 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt

- Trong những ngữ liệu trên, thì câu a sai và câu b hoàn toàn đúng.

- Vì:

+ Câu a các hành động diễn ra không đúng logic: không thể đang cưỡi ngựa rồi mới nhảy lên yên ngựa.

+ Câu b các hành động diễn ra đúng theo logic: đóng chắc yên ngựa, nhảy lên yên rồi cưỡi ngựa lao vào bóng chiều.

6. Soạn câu 3 luyện tập trang 60 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt

- Đời Hùng Vương thứ 6 có người trai làng tên là Gióng đã dẹp giặc Ân cứu nước nên được vua phong là Phù Đổng Thiên Vương.

- Lạc Long Quân là một vị thần thuộc nòi rồng sống ở miền đất Lạc Việt.

- Ngày xưa ở vùng núi cao phía Bắc có một vị thần thuộc dòng tiên vô cùng xinh đẹp tên là Âu Cơ.

- Tuệ Tĩnh là một thầy thuốc hết lòng vì người bệnh, cứu chữa người bệnh không phân biệt địa vị sang hèn.

7. Soạn câu 4 luyện tập trang 60 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt

- Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt xung trận: Giặc đến, ngay lập tức Thánh Gióng vươn vai thành tráng sĩ, mặc giáp sắt, cầm roi sắt, lên ngựa sắt ra chiến trường. Chàng ra sức đánh đuổi giặc để giữ yên bình cho bờ cõi. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ.

- Khi roi sắt gãy, Thánh Gióng nhổ tre đằng ngà tiếp tục đánh giặc: Đột nhiên, roi sắt gãy, Thánh Gióng không hề nao núng. Chàng nhổ bụi tre ven đường quật vào giặc. Dưới tay Gióng, cây cỏ quê hương cũng trở thành một vũ khí đánh giặc. Giặc tan vỡ, chạy toán, chàng tiếp tục đuổi theo đến tận núi Sóc rồi mới về trời.

Ngày:17/09/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM