Soạn bài Danh từ (tiếp theo) Ngữ văn 6 tóm tắt

Nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em có thể phân biệt được danh từ chung và danh từ riêng. Từ đó, các em sẽ tránh được sự nhầm lẫn khi sử dụng  danh từ chung và danh từ riêng. Chúc các em học tập thật tốt nhé!

Soạn bài Danh từ (tiếp theo) Ngữ văn 6 tóm tắt

1. Danh từ chung và danh từ riêng

1.1. Soạn câu 1 trang 108 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt

- Danh từ chung: Tráng sĩ, vua, đền thờ, làng, xã, huyện.

- Danh từ riêng: Phù Đổng Thiên Vương, làng Gióng, Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội

1.2. Soạn câu 2 trang 108 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt

- Danh từ riêng về tên người và tên địa lí được viết hoa chữ cái đầu tiên, ví dụ như từ Hà Nội.

1.3. Soạn câu 3 trang 109 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt

- Quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam: Lê Hoài Nam, Huế, Đà Nẵng...

- Quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài: Pa-ri, Sing-ga-po, Niu-di-lân...

2. Luyện tập

2.1. Soạn câu 1 trang 109 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt

- Các danh từ chung: ngày xưa, miền, đất, nước, thần, nòi, rồng, con trai, tên.

- Các danh từ riêng: Lạc Việt, Bắc bộ, Long Nữ, Lạc Long Quân.

2.2. Soạn câu 2 trang 109 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt

- Các từ in đậm chính là những danh từ riêng, vì:

a. Các chữ cái đầu tiên được viết hoa → dấu hiệu nhận biết danh từ riêng. Các từ được cá thể hóa, nhân hóa như người.

b. Út là danh từ riêng bởi nó là tên người cụ thể.

c. Cháy là danh từ riêng bởi nó là tên địa lí cụ thể.

2.3. Soạn câu 3 trang 110 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt

- Đoạn thơ của nhà thơ Tố Hữu quên viết hoa một số danh từ riêng như sau: Tiền Giang, Hậu Giang, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Tháp, Pháp, Khánh Hòa, Phan Rang, Phan Thiết, Tây Nguyên, Công Tum, Đắc Lắc, Trung, Sông Hương, Bến Hải, Cửa Tùng, Việt Nam, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Ngày:06/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM