Soạn bài Tính từ và cụm tính từ Ngữ văn 6 tóm tắt

Nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em nắm được các loại tính từ, mô hình cụm tính từ. Từ đó, các em có thể phân loại được những tính từ gặp trong câu văn, đoạn văn, bài văn. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Soạn bài Tính từ và cụm tính từ Ngữ văn 6 tóm tắt

1. Đặc điểm của tính từ

1.1. Soạn câu 1 trang 153 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt

a. Tính từ trong câu văn trên là: bé, oai.

b. Tính từ trong câu văn trên là: vàng hoe, vàng lịm, vàng ối, vàng tươi.

1.2. Soạn câu 2 trang 154 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt

Những tính từ và ý nghĩa khái quát như sau:

- Chỉ màu sắc: hồng sen, đỏ tươi, xanh thẳm,...

- Chỉ mùi vị: đắng, cay, mặn,...

- Chỉ sắc thái: âu sầu, buồn bã,...

1.3. Soạn câu 3 trang 154 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt

So sánh tính từ với động từ trên hai phương diện (về khả năng kết hợp với các từ đã, sẽ,... và khả năng làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu):

- Động từ và tính từ thường có khả năng kết hợp với các từ: đã, sẽ, đang,...

- Tính từ có hết hợp hạn chế hơn với các từ hãy, đừng, chớ.

- Khả năng làm vị ngữ của tính từ hạn chế hơn động từ.

- Cả hai đều có khả năng làm chủ ngữ trong câu.

2. Các loại tính từ

2.1. Soạn câu 1 trang 154 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt

- Khả năng kết hợp của các tính từ:

+ Các tính từ: bé, oai....có khả năng kết hợp với những từ chỉ mức độ (rất bé, hơi bé...).

+ Các tính từ: vàng hoe, vàng ối....không có khả năng kết hợp với các từ chỉ mức độ.

2.2. Soạn câu 2 trang 154 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt

Giải thích hiện tượng sử dụng các tính từ trên như sau:

+ Bé, oai: là những tính từ chỉ đặc điểm tương đối.

+ Vàng là tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đổi.

+ Tính từ tương đối có thể kết hợp được với từ chỉ mức độ.

+ Tính từ tuyệt đối không thể kết hợp được với các từ chỉ mức độ.

3. Cụm tính từ

3.1. Soạn câu 1 trang 155 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt

- Mô hình cấu tạo của những cụm tính từ in đậm trong câu văn của Hoàng Phủ Ngọc Tường là: Phần trước: vốn đã rất; Phần trung tâm: yên tĩnh; Phần sau: (trống).

- Mô hình cấu tạo của những cụm tính từ in đậm trong câu văn của Thạch Lam là: Phần trước: (trống); Phần trung tâm: nhỏ, sáng; Phần sau: lại, vằng vặc ở trên không.

3.2. Soạn câu 2 trang 155 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt

- Phụ ngữ ở phần trước:

+ Quan hệ thời gian (đã, đang, sẽ,...).

+ Sự tiếp diễn tương tự (lại, còn, cũng,...).

+ Mức độ (rất, lắm, quá,...).

+ Khẳng định hay phủ định.

- Phụ ngữ ở phần sau:

+ Biểu thị vị trí: này, kia, nọ, ấy,...

+ Mức độ: lắm, quá,...

+ Phạm vi hay nguyên nhân...

4. Luyện tập

4.1. Soạn câu 1 trang 155 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt

Chỉ ra những cụm tính từ được sử dụng trong truyện "Thầy bói xem voi":

a. Cụm tính từ trong câu trên là: sun sun như con đỉa.

b.Cụm tính từ được sử dụng là: chần chẫn như cái đòn càn.

c. Cụm tính từ được sử dụng là: bè bè như cái quạt thóc.

d. Cụm tính từ được sử dụng là: sừng sững như cái cột đình.

đ. Cụm tính từ được sử dụng là: tun tủn như cái chổi sể cùn.

4.2. Soạn câu 2 trang 156 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt

Nhận xét việc dùng các phụ ngữ so sánh và tính từ trong những câu văn đã cho:

- Việc dùng các từ láy tượng hình: sun sun, chần chẫn, bè bè, sừng sững, tun tủn -> có khả năng gợi tả gợi cảm cao.

- Các sự vật đem ra so sánh: con đỉa, cái đòn, cái quạt thóc, cái cột đình, cái chổi sể → là các sự vật quen thuộc ⇒ tầm nhìn hạn hẹp, hiểu biết hạn chế cảu 5 ông thầy bói: Chỉ thấy cây không thấy rừng.

⇒ Hiện tượng trên bao hàm tính hài hước → gây cười.

4.3. Soạn câu 3 trang 156 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt

So sánh cách dùng động từ và tính từ trong năm câu văn tả biển:

- Những động từ và tính từ được dùng theo mức độ tăng tiến: gợn sóng đến dữ dội.

- Hình ảnh dữ dội của con sóng tăng tiến dần.

- Ý nghĩa biểu tượng sóng: Phê phán, thể hiện sự phản ứng trước sự tham lam của mụ vợ ông lão đánh cá.

4.4. Soạn câu 4 trang 156 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt

Truyện "Ông lão đánh cá và con cá vàng" có sử dụng tính từ và những cụm danh từ để diễn tả sự thay đổi trong cuộc sống của vợ chồng ông lão đánh cá như sau:

- Các cách liệt kê tính từ được sử dụng qua mỗi lần như sau:

+ Sứt mẻ → mới → sứt mẻ.

+ Nát → đẹp → to lớn → nguy nga → nát.

- Các tính từ thể hiện sự thay đổi rõ rệt trong cuộc sống của vợ chồng ông lão đánh cá: Nghèo khổ → giàu sang → nghèo khổ.

Ngày:08/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM