Soạn bài Em bé thông minh Ngữ văn 6 tóm tắt

eLib xin gửi đến các em nội dung bài soạn dưới đây, nhằm giúp các em có thể nắm được kiểu nhân vật thông minh trong truyện cổ tích Việt Nam. Đồng thời, tài liệu dưới đây sẽ cho các em cảm nhận được sự thông minh của con người Việt Nam cũng không kém gì các nước khác. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Soạn bài Em bé thông minh Ngữ văn 6 tóm tắt

1. Soạn câu 1 trang 74 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt

- Có thể thấy trong truyện cổ tích Việt Nam việc dùng câu đố để thử tài nhân vật là hình thức rất phổ biến trong truyện cổ tích.

- Tác dụng: Để nhân vật bộc lộ tài năng phẩm chất. Vì câu đố có tác dụng trong việc thử tài:

+ Tạo tình huống cho câu chuyện phát triển.

+ Gây hứng thú hồi hộp cho người đọc.

2. Soạn câu 2 trang 74 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt

- Đọc truyện "Em bé thông minh" chúng ta có thể nhận ra những lần thử thách như sau:

+ Đáp lại câu đố của viên quan.

+ Đáp lại thử thách của nhà vua.

+ Đáp lại thử thách.

+ Thử thách của sứ thần nước ngoài.

- Lần đố sau khó hơn lần đố trước vì:

+ Người đố: Từ viên quan → vua → xứ thần nước ngoài.

+ Tính chất oái oăm của câu đố ngày một tăng.

3. Soạn câu 3 trang 74 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt

- Những cách giải đố của em bé cho thấy sự thông minh tuyệt đối, chúng ta có thể nhận thấy những lần giải đố đó như sau:

+ Đố lại viên quan.

+ Để nhà vua tự nhận ra sự phi lý.

+ Đố lại.

+ Dùng kinh nghiệm đời sống thường ngày.

- Lý thú:

+ Gậy ông đập lưng ông.

+ Tự thấy những điều phi lý.

+ Lời giải đố xuất phát từ đời sống.

4. Soạn câu 4 trang 74 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt

- Sau khi đọc xong truyện cổ tích "Em bé thông minh" chúng ta có thể nhận thấy ý nghĩa truyện vô cùng sâu sắc: Đề cao sự thông minh và trí khôn dân gian ⇒ tạo tiếng cười vui vẻ hồn nhiên trong đời sống hằng ngày.

5. Soạn câu luyện tập trang 74 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt

- Truyện trạng Quỳnh: Lúc Quỳnh còn là học trò nhà nghèo, phải ra đền Sòng xin cấy. Đền Sòng quê ông là nơi thờ Bà Chúa Liễu nổi tiếng rất linh thiên, không ai là không kinh sợ. Chúa Liễu có nhiều ruộng và bà cũng cho cấy để lấy lợi. Lần ấy, Quỳnh vào đền khấn mượn đất xong thì khấn quẻ âm dương hỏi Chúa là bà lấy gốc hay lấy ngọn trong vụ thu hoạch tới. Lần đầu Chúa bảo lấy ngọn, thế là vụ ấy Quỳnh trồng khoai lang. Đến khi khoai đã có củ, đào khoai xong, Quỳnh đem hết củ về nhà còn bao nhiêu dây khoai Quỳnh đem để đền bà chúa. Lần thứ hai, xin âm dương, Chúa đòi lấy gốc để ngọn cho Quỳnh. Mùa ấy Quỳnh liền trồng lúa. Đến mùa gặt, Quỳnh cắt hết bông và đem gốc rạ trả cho Bà Chúa! Chúa Liễu hai lần bị Quỳnh lừa, tức giận lắm xong đã trót hứa rồi, không biết làm thế nào được. Lần thứ ba, Quỳnh đến xin thì Chúa bảo lấy cả gốc lẫn ngọn, còn khúc giữa cho Quỳnh, Quỳnh giả vờ kêu ca: - Chị lấy thế em còn gì được nữa! Khấn đi khấn lại mãi, Chúa nhất định không nghe, Quỳnh về trồng ngô, đến kỳ bẻ ngô bao nhiêu bắp Quỳnh giữ lại, còn ngọn với gốc Quỳnh đem nộp cho Chúa. Chúa mắc mưu Quỳnh ba lần, đòi lại ruộng, song trong ba vụ ấy, Quỳnh đã kiếm cũng được cái vốn kha khá rồi.

Ngày:27/09/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM