Soạn bài Sự tích Hồ Gươm Ngữ văn 6 tóm tắt

Nội dung bài soạn dưới đây sẽ cung cấp cho các em những nội dung trọng tâm của bài học, nhằm giúp các em có thể học tốt hơn, có sự chuẩn bị bài trước khi đến lớp một cách hiệu quả. Chúc các em học tốt!

Soạn bài Sự tích Hồ Gươm Ngữ văn 6 tóm tắt

1. Soạn câu 1 trang 42 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt

- Giặc Minh đô hộ nước ta, làm nhiều điều bạo ngược, nhân dân ta căm giận chúng đến tận xương tủy.

- Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là hợp chính nghĩa, hợp ý trời, hợp lòng dân.

2. Soạn câu 2 trang 42 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt

- Lê Lợi không trực tiếp nhận gươm mà nhờ có Lê Thận thả lưới được thanh gươm. Khi Lê Lợi đến nhà Lê Thận, gươm sáng rực hai chữ “Thuận thiên”; khi chạy giặc, Lê Lợi nhận được chuôi gươm có ánh sáng lạ, lấy chuôi và lưỡi tra vào thì vừa khớp.

- Ý nghĩa của cách cho mượn gươm của Long Quân:

+ Cho thấy sức mạnh của sông nước và rừng núi quy tụ, sức mạnh của nhân dân.

+ Ca ngợi người anh hùng Lê Lợi tài đức, đáng được gửi gắm niềm tin. Ngoài ra, Lê Lợi nhận được chuôi gươm nói lên được vị trí minh chủ của mình trong nghĩa quân, được trời lựa chọn.

3. Soạn câu 3 trang 42 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt

- Sức mạnh của gươm thần với nghĩa quân:

+ Gươm thần tung hoành, gươm thần có vai trò mở đường.

+ Có gươm, nhuệ khí tăng, uy thế của nghĩa quân vang dội khắp nơi.

+ Nghĩa quân ta càng đánh càng mạnh, không còn phải trốn giặc nữa mà chủ động, xông xáo đi tìm giặc để đánh.

=> Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi vẻ vang.

4. Soạn câu 4 trang 42 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt

- Long Quân đòi gươm khi đất nước thanh bình, không còn loạn lạc, chiến tranh, đã bắt tay vào xây dựng đất nước.

- Cảnh đòi gươm và trả gươm diễn ra rất long trọng: vua đi thuyền trên Hồ Tả Vọng, Rùa Vàng hiện lên, gươm động đậy, vua nâng gươm về phía rùa, Rùa đớp thanh gươm và lặn xuống.

5. Soạn câu 5 trang 42 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt

- Ý nghĩa truyện Sự tích Hồ Gươm:

+ Giải thích tên gọi Hồ Gươm, tính chính nghĩa của cuộc khởi nghĩa.

+ Đề cao, suy tôn vai trò Lê Lợi.

+ Thể hiện khát vọng hòa bình, hạnh phúc của quần chúng nhân dân.

6. Soạn câu 6 trang 42 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt

- Truyền thuyết có hình ảnh Rùa Vàng: An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy.

- Hình tượng Rùa Vàng linh thú, luôn làm điều thiện trong các truyện dân gian Việt Nam.

=> Thể hiện tinh thần yêu nước, ý thức chống giặc ngoại xâm, bảo vệ tổ quốc.

7. Soạn câu 1 luyện tập trang 43 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt

- Chi tiết trao gươm thần lặp lại và có ý nghĩa tương đối giống nhau: trao phó, tin tưởng, và nguyện dốc lòng vì người “minh chủ” mà nhân dân lựa chọn.

8. Soạn câu 2 luyện tập trang 43 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt

- Tác giả muốn nhấn mạnh sức mạnh của gươm thực chất sẽ được tạo nên do sự hợp thành của mọi miền, mọi tầng lớp và giai cấp.

- Biểu trưng cho sứ mạng cầm chuôi của Lê Lợi và sức mạnh đằng lưỡi của nhân dân.

9. Soạn câu 3 luyện tập trang 43 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt

- Nếu Lê Lợi trả gươm ở Thanh Hóa thì ý nghĩa của truyền thuyết sẽ bị giới hạn. Bởi lúc này, Lê Lợi đã được lên làm vua và đang ở Thăng Long – thủ đô, trung tâm chính trị, văn hóa, xã hội của cả nước. Vì thế, việc trả gươm ở hồ Tả Vọng của kinh thành Thăng Long mới thể hiện hết được tư tưởng hòa bình và tinh thần cảnh giác của dân tộc ta.

10. Soạn câu 4 luyện tập trang 43 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt

- Truyền thuyết: loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiên liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các nhân vật và sự kiện lịch sử được kể.

- Truyền thuyết đã học:

+ Con Rồng cháu Tiên.

+ Thánh Gióng.

+ Bánh chưng, bánh giầy.

+ Sơn Tinh, Thủy Tinh.

Ngày:10/09/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM