Soạn bài Kể chuyện tưởng tượng Ngữ văn 6 tóm tắt

Nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em nắm được những khái niệm, đặc điểm của kể chuyện tưởng tượng. Từ đó, các em biết cách lập dàn bài cho đề văn kể chuyện tưởng tượng. Chúc các em học tập thật tốt nhé!

Soạn bài Kể chuyện tưởng tượng Ngữ văn 6 tóm tắt

1. Soạn câu 1 trang 130 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt

- Có thể tóm tắt truyện ngụ ngôn Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng như sau: Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai và lão Miệng từ xưa vẫn sống với nhau rất thân thiết. Bỗng nhiên, Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai so bì với lão Miệng "lão chẳng làm gì cả, chỉ ngồi ăn không" rồi họ đồng tình phản đối không làm việc cho lão Miệng chừa đi. Thế nhưng họ cảm thấy mệt rã rời, không đủ sức để hoạt động nữa. Lúc này họ mới nhận ra: nếu không có cho lão Miệng ăn thì mình cũng sẽ chẳng thể làm được việc gì vì lão Miệng có ăn thì Tay, Chân, Tai, Mắt mới khoẻ được. Năm người lại thân mật sống với nhau như xưa.

- Trong truyện người ta đã tưởng tượng ra những nhân vật riêng biệt gọi bằng bác, cô, cậu, lão, mỗi nhân vật có nhà riêng. Chuyện Chân, Tay, Tai, Mắt chống lại cái Miệng là hoàn toàn tưởng tượng.

- Sự tưởng này dựa vào chi tiết có thật là: Các bộ phận trên cơ thể con người không thể tách rời nhau cũng như trong xã hội người ta phải nương tựa vào nhau, tách rời nhau thì không tồn tại được.

2. Soạn câu 2 trang 130 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt

- Truyện "Sáu con gia súc so bì công lao" có những yếu tố tưởng tượng và cả chi tiết thực như sau:

+ Tưởng tượng: sáu con gia súc nói tiếng người, kể công, kể khổ, suy bì, tị nạnh.

+ Chi tiết thực: đặc điểm riêng về cuộc sống, hoạt động của mỗi giống gia súc.

- Ý nghĩa: khẳng định ích lợi riêng của mỗi giống gia súc với cuộc sống con người; ngầm khuyên răn con người không nên cho mình là quan trọng hơn người khác, trong cuộc sống mỗi người mỗi việc, không nên so bì thiệt hơn.

3. Soạn câu luyện tập trang 134 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt

Tìm ý và lập dàn bài chi tiết cho những đề văn sau đây:

a. Đề 1: Trong nhà em có ba phương tiện giao thông: xe đạp, xe máy và ô tô. Chúng cãi nhau, so bì hơn thua kịch liệt. Hãy tưởng tượng em nghe thấy cuộc cãi nhau đó và dàn xếp như thế nào?

- Mở bài: Tình huống em chứng kiến ba phương tiện giao thông cãi nhau: khi mọi người đi vắng còn mình em ở nhà. Cuộc tranh cãi rất căng thẳng.

- Thân bài:

+ Cuộc tranh cãi:

  • Xe đạp nói mình là chiếc xe dễ đi nhất, gọn nhẹ, an toàn; hơn nữa, đi xe đạp giúp chủ nhân luyện tập thể dục.
  • Xe máy phân bua: tôi mới xứng đáng được chủ nhân yêu quý nhất, tốc độ của tôi nhanh hơn, tiết kiệm thời gian, chứ cứ chậm như chiếc xe đạp cô á, lúc nào cũng đi học, đi làm muộn mất.
  • Ô tô chen ngang: nói nhanh sao nhanh bằng tôi, đẹp sao đẹp bằng tôi, đi ô tô còn sang trọng, lịch lãm nữa. Mấy cô cậu nói thế chứ! Thời đại văn minh ai thèm đi xe đạp, xe máy cho mệt ra, trời nắng trời mưa không có gì che đỡ làm sao mà được. Như tôi đây này, nắng mưa gió, cứ đi xe tôi là êm ru, an toàn, không xóc, không nắng như cô cậu đâu.
  • Xe đạp tiếp tục: Các anh biết môi trường đang bị phá hủy vì tàn nhẫn như thế nào không? Trái Đất nóng lên, thủng tầng ôzôn cũng vì các anh đó. Các anh tưởng sang gì chứ, các nước phát triển người ta còn có xu hướng xe đạp du lịch nữa đấy.
  • Các xe cứ tranh cãi, so bì kịch liệt.

+ Sự dàn xếp của em:

  • Chen vào cuộc tranh cãi và phán xử: Mỗi phương tiện đều có công dụng và ích lợi riêng, trong từng trường hợp khác nhau mà mỗi phương tiện sẽ thể hiện ưu thế mạnh của riêng mình. Và không thể so bì giữa các phương tiện với nhau được.
  • Cả ba im lặng nhìn nhau, cúi đầu xuống, lí nhí câu “Dạ”.

- Kết bài: Rút ra bài học cho tất cả mọi người.

b. Đề 2: Do một lỗi lầm nào đó mà em bị phạt buộc phải biến thành một con vật (con vật cụ thể do học sinh chọn) trong thời hạn ba ngày. Trong ba ngày đó, em đã gặp những điều thú vị gì và rắc rối gì? Vì sao em mong chóng hết hạn để trở lại làm người?

- Mở bài: Nêu nguyên nhân mắc lỗi. Con vật em biến thành là gì? (con chuột).

- Thân bài:

+ Cảm giác của em khi biến thành con vật đó.

+ Nêu những điều thú vị và rắc rối:

  • Thú vị: Gặp cộng đồng loài chuột; Tha hồ phá phách, gặm nhấm; Được đi du ngoạn khắp nơi.
  • Những rắc rối: Bị mèo vồ, vướng vào bẫy chuột: sợ hãi, tìm đường thoát thân.

+ Nguyên nhân làm cho em muốn trở lại thành một con người bình thường.

- Kết bài:

+ Khi tỉnh dậy vẫn là một con người.

+ Cảm nghĩ của mình khi bị biến thành chuột.

+ Lời hứa.

Ngày:07/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM