Soạn bài Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng Ngữ văn 6 tóm tắt

Nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em rút ra được ý nghĩa bài học từ truyện ngụ ngôn "Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng": Trong một tập thể không được tị nạnh lẫn nhau, phải biết hợp tác với nhau và tôn trọng công sức của nhau. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Soạn bài Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng Ngữ văn 6 tóm tắt

1. Soạn câu 1 trang 116 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt

- Những nhân vật trong truyện ngụ ngôn "Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng" tị nạnh với lão Miệng vì:

+ Họ nhận thấy họ phải làm việc nhọc nhằn quanh năm, còn lão Miệng thì chẳng làm gì, chỉ ngồi ăn không.

+ Lập luận này xuất phát từ việc nhận định phiến diện bên ngoài: mắt nhìn, tay làm, chân đi, tai nghe, đều phục vụ cho lão miệng hưởng thụ.

2. Soạn câu 2 trang 116 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt

- Từ mối quan hệ giữa những nhân vật Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng, truyện ngụ ngôn "Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng" muốn khuyên nhủ mọi người:

+ Mỗi thành viên không thể sống tách biệt trong một tập thể mà phải nương tựa, gắn bó với nhau.

+ Sống trong cộng đồng cần phải biết đoàn kết, hợp tác và tôn trọng nhau.

+ Không nên phán xét vội vàng, tị nạnh, sống ích kỷ.

3. Soạn câu 1 luyện tập trang 116 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt

- Định nghĩa lại truyện ngụ ngôn: Truyện ngụ ngôn là loại truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn truyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.

- Những truyện ngụ ngôn đã học:

+ Ếch ngồi đáy giếng.

+ Thầy bói xem voi.

+ Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.

Ngày:06/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM