Soạn bài Động từ Ngữ văn 6 tóm tắt

Nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em hiểu hơn về động từ. Từ đó, các em sẽ biết cách sử dụng động từ trong khi nói và viết một cách phù hợp, tránh nhầm lẫn động từ với tính từ. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Soạn bài Động từ Ngữ văn 6 tóm tắt

1. Đặc điểm của động từ

1.1. Soạn câu 1 trang 145 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt

- Những động từ xuất hiện trong những câu văn trên là:

a. đi, đến, ra, hỏi.

b. lấy, làm, lễ.

c. treo, có, xem, cười, bảo, bán, phải, đề.

1.2. Soạn câu 2 trang 145 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt

- Ý nghĩa khái quát của các động từ vừa tìm được: chúng dùng để chỉ hành động, trạng thái... của sự vật.

1.3. Soạn câu 3 trang 145 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt

Động từ khác với danh từ ở những điểm như sau:

- Chức vụ chủ yếu trong câu là làm vị ngữ.

- Động từ thường kết hợp với các từ như: đã, sẽ, đang, vẫn, hay, chớ…

- Danh từ chỉ sự vật, hiện tượng, khái niệm, thực thể... Động từ chỉ hoạt động, trạng thái của thực thể, sự vật...

2. Các loại động từ chính

2.1. Soạn câu 1 trang 146 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt

Các động từ: buồn, cười, chạy, dám, đau, đi, định, đọc, đứng, gãy ghét, hỏi, ngồi nhức, nứt, toan, vui, yểu. Có thể phân loại như sau:

- Thường đòi hỏi động từ khác đi kèm phía sau: chạy, cười, đi, đọc, hỏi, ngồi, đứng.

- Không đòi hỏi động từ khác đi kèm phía sau: buồn, ghét, vui, yêu, nhức, nứt, gãy, đau.

2.2. Soạn câu 2 trang 146 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt

Những từ có đặc điểm tương tự động từ thuộc mỗi nhóm trên là:

- Động từ chỉ hành động, trạng thái: đánh, mắng, quát, trèo,...

- Động từ chỉ trạng thái: bị, được, phải,...

3. Luyện tập

3.1. Soạn câu 1 trang 147 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt

Phân loại những động từ xuất hiện trong truyện cười "Lợn cưới, áo mới":

- Động từ tình thái: có, đem, thấy, bảo, giơ.

- Động từ chỉ hành động, trạng thái: tức, tức tối, chạy, đứng hóng, khen, đợi, hỏi, may, mặc.

3.2. Soạn câu 2 trang 147 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt

Nhận xét về câu chuyện "Thói quen dùng từ" để thấy câu chuyện buồn cười ở chỗ:

- Trong truyện, người kể đã tạo ra sự đối lập về nghĩa giữa hai động từ đưa và cầm.

- Động từ “đưa” và “cầm” đều chỉ hành động nhưng đối lập về nghĩa:

+ Đưa: trao cái gì đó cho người khác.

+ Cầm: nhận, giữ cái gì đó của người khác.

- Tính tham lam, keo kiệt của anh nhà giàu bộc lộ thông qua sự phản ứng của anh ta khi nghe 2 từ “đưa” và “cầm”.

Ngày:07/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM