Bài học Hóa 8
Mục lục nội dung
1. Giới thiệu Hóa học 8
Lớp 8 là năm học đầu tiên các em bắt đầu được học môn Hóa học nên sẽ có nhiều bỡ ngỡ và lạ lẫm. Có bao giờ các em tự hỏi: "Vì sao khi mở lon nước ngọt có ga lại có nhiều bọt khí thoát ra?" Môn hóa học sẽ giúp các em giải đáp thắc mắc này và rất nhiều hiện tượng thú vị khác mà các em chưa biết. Chương trình hóa 8 sẽ đi sâu tìm hiểu về nguồn gốc của vật chất, cung cấp cho các em những hiểu biết sơ lược, có hệ thống về các khái niệm cơ bản của hóa học. Đồng thời, những bài thực hành giúp các em kiểm chứng lại kiến thức đã học thông qua những thí nghiệm và hiện tượng quan sát được. Chính vì vậy, nhằm giúp các em học tập thật tốt, eLib đã tổng hợp và biên soạn để gửi đến các em hệ thống bài giảng chương trình SGK môn Hóa học 8 gồm 6 chương với 45 bài bên dưới. Nội dung của các bài học được biên tập đầy đủ, bám sát với nội dung SGK, bố cục rõ ràng, thuận tiện để các em có thể tham khảo từng bài giảng chi tiết ở Menu bên trái đối với PC và Menu ở trên đối với Mobile.
2. Hướng dẫn học hiệu quả môn Hóa học 8
Hóa học là môn học rất thú vị giúp học sinh tìm hiểu những vật chất xung quanh chúng ta nhưng môn học đã được các thế hệ học sinh truyền tai nhau về độ khó, phức tạp và rất dễ “hổng’ kiến thức của nó. Tuy nhiên, nếu các em có phương pháp học hiệu quả sẽ cảm thấy môn học này rất thú vị. Để giúp học sinh dễ dàng tiếp cận môn học mới này và có cách học hiệu quả, eLib đã hệ thống kiến thức, đồng thời gợi ý 4 bước học hóa hiệu quả dành riêng cho học sinh chuẩn bị bước vào lớp 8. Các em cùng tham khảo nhé!
2.1. Đọc trước, đọc kĩ nội dung trong sách giáo khoa
Việc đọc kĩ nội dung sách giáo khoa trước khi học sẽ giúp các em biết được bài học đó nói về nội dung gì. Nội dung chính của bài học đó nói về vấn đề gì. Từ đó, khi nghe giảng bài các em sẽ nhanh hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
2.2. Ghi nhớ chọn lọc về chất với tính chất cụ thể
Với mỗi bài học, có rất nhiều nội dung kiến thức không thể nhớ hết được nên các em cần biết học và ghi nhớ có chọn lọc về chất đó với tính chất cụ thể. Từ đó biết xâu chuỗi, kết nối các kiến thức đó lại với nhau thành một hệ thống kiến thức logic và khoa học.
2.3. Gắn các kiến thức học được với thực tiễn
Khi tìm hiểu các chất đó có trong thực tế các em cần nhớ kĩ đặc điểm mà mình quan sát được và sự biến đổi của nó trong thực tế. Vì đây là một môn học thực nghiệm,có ứng dụng thực tế rất nhiều, luôn tồn tại xung quanh chúng ta. Chúng ta sẽ học bằng những thí nghiệm, những kiến thức thực tế nhất trong cuộc sống.
2.4. Sử dụng sơ đồ tư duy để hệ thống và ghi nhớ các kiến thức
Sơ đồ tư duy giúp nâng cao kết quả học tập. Cụ thể, việc sử dụng sơ đồ trong giảng dạy tạo điều kiện để học sinh động não, sáng tạo, từ đó kích thích sự khám phá kiến thức của học sinh. Khi trình bày bằng sơ đồ tư duy, học sinh có thể nắm bắt đầy đủ nội dung bài học và có thể nhớ kiến thức lâu hơn.
Sơ đồ tư duy cũng là một tấm bản đồ tuyệt vời cho trí nhớ, cho phép con người tổ chức sự kiện và suy nghĩ theo cơ chế hoạt động tự nhiên của bộ não con người. Điều này đồng nghĩa với việc nhớ và gợi là thông tin một cách hiệu quả và dễ dàng.
3. Những lưu ý để học tốt môn Hóa học 8
Hóa là một môn học tương đối khó, khối lượng kiến thức cả về phương diện thực nghiệm lẫn lý thuyết rất lớn. Chính bởi vậy, không ít học sinh lớp 8 khi mới tiếp xúc môn Hóa cảm thấy áp lực và lo lắng bởi nó vừa khô khan lại khó hiểu. Vì vậy, eLib sẽ chỉ ra các mẹo hữu ích giúp các em tiếp thu môn Hóa lớp 8 hiệu quả.
3.1. Lập thời gian biểu học tập hợp lí
Không chỉ môn Hóa học mà bất kì môn học nào để học giỏi các em cần đầu tư thời gian và công sức, phân chia thời gian hợp lí và cần tuân theo đúng theo thời gian biểu đã xây dựng. Mỗi ngày học một ít, tích tiểu thành đại thì chỉ sau một thời gian các em sẽ nhận thấy sự tiến bộ rõ rệt của bản thân.
3.2. Ghi nhớ kiến thức quan trọng vào giấy nhớ
Những công thức, tính chất vật lý, tính chất hóa học của từng chất, hợp chất hay dung dịch là thách thức lớn đối với học sinh. Để giúp khắc sâu kiến thức, không bị nhầm lẫn giữa các nguyên tố hóa học thì các em có thể làm các thẻ ghi nhớ hoặc viết những kiến thức quan trọng vào giấy, dán ở những vị trí còn thường xuyên qua lại như: Phòng ngủ, góc học tập, hành lang. Mỗi lần đi qua thì đọc một lượt, cứ như vậy, những kiến thức Hóa vốn khô khan sẽ trở nên dễ dàng, tạo hứng thú học tập cho các em.
3.3. Viết phương trình hóa học
Để viết được các phương trình hóa học bạn cần phải tập viết thật nhiều, viết đi viết lại các phương trình trong sách, phương trình ví dụ cô cho trên lớp để nhớ cách viết, nhớ hóa trị và làm quen dần với tất cả các phương trình hóa học. Lưu ý khi vết pương trình các em phải nhớ luôn các điều kiện cho phản ứng xảy ra. Học cách cân bằng phương trình thật thành thạo. Chăm chỉ làm thật nhiều các bài tập trong sách giáo khoa, các bài tập thầy cô giáo, các bài tương tự trong sách tham khảo, lâu dần các em sẽ hình thành được cách viết nhanh và chính xác các phương trình hóa học.
Tham khảo thêm
- doc
Bài 43: Pha chế dung dịch
- doc
Bài 42: Nồng độ dung dịch
- doc
Bài 41: Độ tan của một chất trong nước
- doc
Bài 40: Dung dịch
- doc
Bài 39: Bài thực hành 6
- doc
Bài 38: Bài luyện tập 7
- doc
Bài 37: Axit - Bazơ - Muối
- doc
Bài 36: Nước
- doc
Bài 35: Bài thực hành 5
- doc
Bài 34: Bài luyện tập 6