Giải bài tập SGK Sinh học 11 Nâng Cao Bài 10: Quang hợp và năng suất cây trồng
eLib giới thiệu đến các em tài liệu Giải bài tập SGK Sinh học 11 Nâng Cao Bài 10, giúp các em củng cố kiến thức và bổ sung kiến thức thực tiễn, rèn luyện năng lực, kĩ năng phân tích vấn đề qua các bài tập. Mời các em cùng theo dõi.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 1 trang 45 SGK Sinh 11 Nâng cao
- Vì sao nói quang hợp là quá trình cơ bản quyết định năng suất cây trồng?
Phương pháp giải
- Xem Quang hợp và năng suất cây trồng. Dựa vào thành phần hóa học trong sản phẩm thu hoạch của cây trồng. Có C: 45%, O: 42 - 45%, H: 6,5% chất khô.
Hướng dẫn giải
- Quang hợp là quá trình cơ bản quyết định năng suất cây trồng:
+ Phân tích thành phần hóa học trong sản phẩm thu hoạch của cây trồng ta sẽ có các số liệu sau: C: 45%, O: 42 - 45%, H: 6,5% chất khô.
+ Tống ba nguyên tố này chiếm 90 - 95% khối lượng chất khô.
+ Phần còn lại: 5 - 10% là các nguyên tố khoáng. Rõ ràng là 90 - 95% sản phẩm thu hoạch của cây lấy từ CO2 và H2O thông qua hoạt động quang hợp.
→ Chính vì vậy chúng ta có thể khẳng định rằng: Quang hợp quyết định 90 - 95% năng suất cây trồng.
2. Giải bài 2 trang 45 SGK Sinh 11 Nâng cao
- Nêu các biện pháp nâng cao năng suất cây trồng dựa trên những hiểu biết về quang hợp?
Phương pháp giải
- Để trả lời câu hỏi trên các em cần xem lại nội dung phần quang hợp và năng suất cây trồng.
Hướng dẫn giải
- Các biện pháp nâng cao năng suất cây trồng trên quan điểm quang hợp:
+ Tăng cường độ và hiệu suất quang hợp bằng chọn giống, lai tạo giống mới có khả năng quang hợp cao.
+ Điều khiển sự sinh trưởng của diện tích lá bằng các biện pháp kĩ thuật như bón phân, tưới nước hợp lí.
+ Nâng cao hệ số hiệu quả quang hợp và hệ số kinh tế bằng chọn giống và các biện pháp kĩ thuật thích hợp. Giảm hô hấp ánh sáng, tăng sự tích lũy chất hữu cơ vào cơ quan kinh tế.
+ Chọn các giống cây trồng có thời gian sinh trưởng vừa phải hoặc trồng vào thời vụ thích hợp để cây trồng sử dụng được tối đa ánh sáng mặt trời cho quang hợp.
3. Giải bài 3 trang 45 SGK Sinh 11 Nâng cao
- Vì sao nói tiềm năng năng suất cây trồng còn rất lớn?
Phương pháp giải
- Để trả lời câu hỏi này các em xem lại các biện pháp tăng năng suất cây trồng và liên hệ thực tế. Dựa vào các gợi ý như sau: Tăng thời gian quang hợp, lai tạo giống mới...
Hướng dẫn giải
- Người ta nói tiềm năng nâng cao năng suất cây trồng còn rất lớn vì:
+ Trong thực tế sản xuất, người ta đã nghiên cứu tạo ra các quần thể cây trồng cho năng suất cao, như quần thể tảo Chlorella, quần thể có quang hợp tối ưu của thực vật có hoa trong điều kiện khí hậu nhân tạo. Các quần thể quang hợp này đã sử dụng được 5% ánh sáng mặt trời và cho năng suất khoảng 125 tạ/ha (vùng ôn đới), 250 tạ/ha (vùng nhiệt đới), trong khi hầu hết các quần thể cây trồng, kể cả quần thể rừng nhiệt đới chỉ mới sử dụng được 0,5 - 2,5% ánh sáng mặt trời và cho năng suất khoảng 50 tạ/ha.
+ Trong tương lai với sự tiến bộ của các phương pháp chọn lọc, lai tạo giống mới, với sự hoàn thiện các biện pháp kĩ thuật canh tác chắc chắn việc nâng cao năng suất cây trồng sẽ có triển vọng to lớn.
4. Giải bài 4 trang 45 SGK Sinh 11 Nâng cao
Hãy chọn phương án trả lời đúng. Phần lớn các chất hữu cơ trong cây được tạo nên từ:
A. H2O.
B. CO2.
C. Các chất khoáng.
D. Nitơ.
Phương pháp giải
- Ta có phương trình quang hợp: \(6C{O_2}\; + {\text{ }}6{H_2}O{\text{ }} \to {\text{ }}{C_6}{H_{12}}{O_6}\; + {\text{ }}6{O_2}\)
+ Số nguyên tử cacbon trong C6H12O6 được tạo ra từ 6 nguyên tử cabon của CO2.
Hướng dẫn giải
- Phần lớn các chất hữu cơ trong cây được tạo nên từ CO2.
⇒ Đáp án: B.
5. Giải bài 5 trang 45 SGK Sinh 11 Nâng cao
Hãy chọn phương án trả lời đúng. Vì sao thực vật C4 có năng suất cao hơn thực vật C3?
A. Tận dụng được nồng độ CO2.
B. Tận dụng được ánh sáng cao.
C. Nhu cầu nước thấp.
D. Không có hô hấp sáng.
Phương pháp giải
- Thực vật C4 ưu việt hơn thực vật C3 vì: Cường độ quang hợp cao hơn, điểm bù CO2 thấp hơn, điểm bão hòa ánh sáng cao hơn, thoát hơi nước thấp hơn. Nhờ vậy, thực vật C4 có năng suất cao hơn thực vật C3.
Hướng dẫn giải
- Thực vật C4 có năng suất cao hơn thực vật C3 vì thực vật C4 không có hô hấp sáng.
⇒ Đáp án: D.
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 11 Nâng Cao Bài 1: Trao đổi nước ở thực vật
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 11 Nâng Cao Bài 2: Trao đổi nước ở thực vật (tiếp theo)
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 11 Nâng Cao Bài 3: Trao đổi khoáng và nitơ ở thực vật
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 11 Nâng Cao Bài 4: Trao đổi khoáng và nitơ ở thực vật (tiếp theo)
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 11 Nâng Cao Bài 5: Trao đổi khoáng và nitơ ở thực vật (tiếp theo)
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 11 Nâng Cao Bài 7: Quang hợp
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 11 Nâng Cao Bài 8: Quang hợp ở các nhóm thực vật
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 11 Nâng Cao Bài 9: Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 11 Nâng Cao Bài 11: Hô hấp thực vật
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 11 Nâng Cao Bài 12: Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến hô hấp
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 11 Nâng Cao Bài 15: Tiêu Hóa
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 11 Nâng Cao Bài 16: Tiêu Hóa (tiếp theo)
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 11 Nâng Cao Bài 17: Hô Hấp
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 11 Nâng Cao Bài 18: Tuần Hoàn
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 11 Nâng Cao Bài 19: Hoạt động của các cơ quan tuần hoàn
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 11 Nâng Cao Bài 20: Cân bằng nội môi