Soạn bài Ôn tập truyện và kí Ngữ văn 6 tóm tắt

Nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em hình thành được những hiểu biết sơ lược về thể loại truyện và kí. Từ đó, các em có thể nhận diện và phân tích được hai thể loại này trong một văn bản cụ thể. Chúc các em học tập thật tốt nhé!

Soạn bài Ôn tập truyện và kí Ngữ văn 6 tóm tắt

1. Soạn câu 1 trang 117 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt

Liệt kê các tác phẩm và nêu nội dung cụ thể như sau:

(1) "Dế Mèn phiêu lưu kí" có nội dung chính là: Dế Mèn là chàng dế mới lớn có vẻ đẹp về ngoại hình, nhưng tính tình kiêu căng, xốc nổi. Trò nghịch dại của Dế Mèn khiến Dế Choắt phải bỏ mạng. Dế Mèn ân hận rút ra bài học đường đời đầu tiên.

(2) "Sông nước Cà Mau" có nội dung chính là: Miêu tả cảnh Cà Mau có nhiều sông ngòi kênh rạch chằng chịt, rừng đước trùng điệp.

(3) "Vượt thác" có nội dung chính là: Con người có vẻ đẹp rắn rỏi, mạnh mẽ như dượng Hương Thư đã chiến thắng con thác dữ trên sông Thu Bồn.

(4) "Buổi học cuối cùng" có nội dung chính là: Buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở ngôi trường nhỏ thuộc vùng quê An-dát bị cắt cho nước Phổ, hình ảnh thầy giáo Ha-men và cậu bé Phrăng.

(5) "Cô Tô" có nội dung chính là: Vẻ đẹp tinh khiết, độc đáo của thiên nhiên cùng con người lao động chất phác, chịu khó ở vùng đảo Cô Tô.

(6) "Cây tre Việt Nam" có nội dung chính là: Cây tre ngay thẳng, kiên trung, chịu khó tượng trưng cho con người Việt Nam. Cây tre gắn bó với đời sống lao động và chiến đấu.

(7) "Lòng yêu nước" có nội dung chính là: Lòng yêu nước bắt nguồn từ những điều nhỏ bé, bình dị, gần gũi với quê hương, gia đình.

(8) "Lao xao" có nội dung chính là: Các loài chim ở vùng quê rất phong phú, đa dạng, chúng được miêu tả gắn với kỉ niệm tuổi thơ đậm màu sắc văn hóa.

(9) "Bức tranh của em gái tôi" có nội dung chính là: Khi phát hiện ra tài năng của cô em gái, người anh có mặc cảm tự ti, ghen tị với em. Nhờ lòng nhân hậu của em gái, người anh nhận ra lỗi lầm.

2. Soạn câu 2 trang 118 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt

Các tác phẩm đã học có những yếu tố như sau:

(1) "Dế Mèn phiêu lưu kí" có các yếu tố: cốt truyện, nhân vật, nhân vật kể chuyện.

(2) "Sông nước Cà Mau" có các yếu tố: cốt truyện, nhân vật, nhân vật kể chuyện.

(3) "Vượt thác" có các yếu tố: cốt truyện, nhân vật, nhân vật kể chuyện.

(4) "Buổi học cuối cùng" có các yếu tố: cốt truyện, nhân vật, nhân vật kể chuyện.

(5) "Cô Tô" có các yếu tố: nhân vật kể chuyện.

(6) "Cây tre Việt Nam" có các yếu tố: nhân vật, nhân vật kể chuyện.

(7) "Lòng yêu nước" có các yếu tố: nhân vật kể chuyện.

(8) "Lao xao" có các yếu tố: nhân vật kể chuyện.

(9) "Bức tranh của em gái tôi" có các yếu tố: cốt truyện, nhân vật, nhân vật kể chuyện.

3. Soạn câu 3 trang 118 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt

Những tác phẩm truyện kí đã học để lại trong em những cảm nhận sâu sắc về đất nước, về cuộc sống con người:

- Thấy được tình yêu quê hương đất nước của những nhà văn vô cùng sâu sắc, họ yêu từ những điều bình dị và đơn giản nhất, bên cạnh đó còn cảm nhận được vẻ đẹp muôn màu của thiên nhiên đất nước từ cảnh sông nước bao la nơi cực Nam của tổ quốc đến những dòng sông lắm thác nhiều ghềnh nơi mảnh đất miền Trung kiên cường rồi là biển khơi mênh mông trong sáng rực rỡ ôm ấp hòn đảo Cô Tô,...

- Cảm nhận vẻ đẹp cuộc sống, vẻ đẹp của con người lao động ngang tầm thiên nhiên vũ trụ,....

4. Soạn câu 4 trang 118 SGK Ngữ văn 6 tóm tắt

Chọn phát biểu cảm nghĩ về nhân vật Dế Mèn trong truyện ngắn "Dế Mèn phiêu lưu kí" của nhà văn Tô Hoài:

Truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí” là một tác phẩm đặc sắc và nổi tiếng của nhà văn Tô Hoài dành cho lứa tuổi thiếu nhi. Đây là một câu chuyện đầy thú vị và hấp dẫn về hành trình phiêu lưu của Dế Mèn qua nhiều vùng đất của các loài vật khác nhau. Chương đầu tiên của chuyện là “Bài học đường đời đầu tiên” đã miêu tả rõ nét cả ngoại hình và tính cách của Dế Mèn, đồng thời đó cũng là câu chuyện về bài học đầu tiên của Dế Mèn.

Ngay phần mở đầu, nhà văn đã giới thiệu một cách chi tiết về chú dế này. Dế Mèn là một chú dế khỏe mạnh, cường tráng và có lối sống khoa học: “Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm”, “chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng”. Dưới cái nhìn tinh tế, trí tưởng tượng phong phú, kĩ lưỡng, Tô Hoài đã tái hiện chân chung của một chàng dế thanh niên thật đẹp và sinh động: thân hình cường tráng, đôi càng mẫm bóng, những vuốt ở chân và ở khoeo cứng và nhọn hoắt “chỉ cần lia qua là những ngọn cỏ đã ngã rạp xuống”…

Ngay đoạn văn mở đầu Tô Hoài đã cho người đọc thấy Dế Mèn cũng là người biết sống khoa học: "Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm", chính nhịp sinh hoạt đều đặn như vậy mà "Chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng". Bằng sự quan sát tỉ mỉ, kĩ lưỡng nhà văn đã tái hiện chân dung của một cậu chàng dế mới lớn thật đẹp đẽ, sinh động. Thân hình chú cường tráng, đôi càng mẫm bóng, những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ ngày một cứng dần lên và nhọn hoắt chẳng khác nào một lưỡi kiếm, chỉ cần lia qua là những ngọn cỏ đã ngã rạp xuống. Đôi cánh dài, kín xuống tận chấm đuôi. Thân hình mang một màu nâu bóng mỡ, có thể soi gương được trông rất khỏe khoắn, chính vậy cậu chàng rất tự tin và nhận xét bản thân là rất ưa nhìn. Sợi râu dài, uốn cong, hàm răng đen nhánh như hai lưỡi máy làm việc, làm cho Dế Mèn càng tự hào hơn nữa về bản thân mình, bởi vậy mỗi bước đi của Mèn cũng trở nên trịnh trọng, khoan thai cho ra dáng kiểu cách con nhà võ.

Không dừng lại ở đó, qua các chi tiết miêu tả về ngoại hình Tô Hoài còn hé lộ những nét tính cách khác nhau của Dế Mèn. Mèn là thanh niên tự tin, yêu đời, luôn tự hào về bản thân, "hãnh diện" với bà con, hàng xóm về cặp râu dài uốn cong của mình, tự hào về vẻ đẹp khỏe khoắn với thân hình mang màu nâu bóng mỡ, răng như hai lưỡi liềm máy. Nhưng khốn nỗi, Mèn còn là một kẻ kiêu căng, xốc nổi, dám đi chòng ghẹo những người hàng xóm mà không biết rằng kì thực họ chỉ nhường nhịn và không muốn chấp với mình. Bản thân luôn tự cho rằng mình là một tay ghê gớm, "có thể sắp đứng đầu thiên hạ rồi" .

Tiếp theo là cuộc phiêu lưu của chú Dế Mèn khởi sự. Đây cũng là quá trình trưởng thành của chú dế mới lớn. Em dõi theo từng chặng mà lo âu, giận dữ trước những tai nạn đến với chú. Có lúc chú lọt vào tay một cậu bé để trở thành Dế Chọi. Một lần khác, tưởng là chú đã khép lại cuộc đời trôi nổi của mình trong chiếc hang u tối của anh chim Bói Cá. Thế nhưng chính qua những bước đường gian khó hiểm nguy ấy mà chú đã trưởng thành thực sự với những bài học xương máu vừa kể.

Ai không mừng rỡ và xúc động khi gặp lại Dế Mèn ở tổng Châu Thất. Không còn nữa một Dế Mèn hung hăng ngổ ngáo. Chỉ thấy bấy giờ, một Dế Mèn khiêm cung, độ lượng, biết trọng danh dự của mình. Khi ấy trước anh chàng Bọ Ngựa kiêu căng, Dế Mèn đã chiến thắng trong tiếng hoan hô cuồng nhiệt, vang rền nhưng chú không hề kiêu ngạo chút nào. Chú đã từ chối chức thủ lĩnh nhưng cuối cùng cũng đành phải chịu trách nhiệm hướng dẫn đoàn tìm nơi ẩn trú ẩn tránh cái giá rét dữ dội mùa đông đang đến.

Đọc Dế Mèn phiêu lưu ký ai không thấy thú vị dõi theo từng bước đường đầy những cảnh ngộ éo le, sinh động và hấp dẫn. Nhưng lý thú và bổ ích hơn nữa là những bài học mà nhà văn Tô Hoài đã giúp chúng ta rút ra được từ cuộc hành trình của chú dế mới lớn tuy có lúc đáng giận mà cũng thật là đáng yêu mến này.

(Sưu tầm)

Ngày:07/01/2021 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM