Soạn bài Chiếc thuyền ngoài xa Ngữ văn 12 đầy đủ

Bài soạn Chiếc thuyền ngoài xa dưới đây nhằm giúp các em nắm được tình cảnh của người đàn bà hàng chài. eLib đã biên soạn bài này một cách đầy đỷ và chi tiết nhất. Mời các em tham khảo bài soạn dưới đây nhé. Chúc các em học tập tốt!

Soạn bài Chiếc thuyền ngoài xa Ngữ văn 12 đầy đủ

1. Soạn câu 1 trang 78 SGK Ngữ văn 12 đầy đủ

- Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên:

+ Vẻ đẹp lãng mạn, đậm chất hội họa: bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ với màu sắc bầu sương mù trắng như sữa…ánh mắt trời chiếu vào, hình ảnh chấm phá với vài bóng người…một con dơi.

+ Vẻ đẹp hài hòa, toàn bích: từ đường nét đến ánh sáng…bóp thắt vào.

- Cảm nhận và đánh giá của Phùng: cảnh “đắt” trời cho, vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích, cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh…, trong giây phút bối rối, tôi tưởng chính mình vừa khám phá thấy cái chân lí của sự toàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn.

2. Soạn câu 2 trang 78 SGK Ngữ văn 12 đầy đủ

Thái độ của Phùng trước những điều diễn ra ở gia đình hàng chài:

- Phát hiện đầy nghịch lí: bức tranh cảnh bạo lực gia đình đối lập với bức tranh thiên nhiên. 
+ Người đàn ông dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà. 

+ Người đàn bà cam chịu không hề kêu lên một tiếng, không chống trả, cũng không tìm cách chạy trốn

3. Soạn câu 3 trang 78 SGK Ngữ văn 12 đầy đủ

Câu chuyện của người đàn bà ở tòa án nói lên nhiều điều phải suy ngẫm:

- Câu chuyện của người đàn bà:

+ Bất chấp việc bị chồng hành hạ đã lâu nhưng người đàn bà van xin tòa đừng bắt chị bỏ chồng.

+ Chị kể lại cuộc đời nhiều thiệt thòi, đau khổ của mình

+ Những niềm vui, hạnh phúc nhỏ bé khi nhìn đàn con

- Những điều rút ra từ câu chuyện trên:

+ Câu chuyện bi kịch gia đình tàn của người đàn bà là hiện thực khó khăn con người phải đối mặt hàng ngày, hàng giờ trong cuộc sống ngoài kia. Nó không hề thi vị, dễ chịu như phát hiện ngọt ngào về cái đẹp thuần túy mà Phùng trải nghiệm.

+ Không thể nhìn đời, nhìn người một cách giản đơn, dễ dãi mà phải có cái nhìn đa chiều đa diện để hiểu đúng bản chất của đối tượng và phát hiện những vẻ đẹp tiềm ẩn sâu xa sau lớp vẻ ngoài xù xì, thô nhám của cuộc sống.

4. Soạn câu 4 trang 78 SGK Ngữ văn 12 đầy đủ

a. Người đàn bà vùng biển

- Ngoại hình: trạc 40 tuổi, mặt rỗ, thô kệch

- Cam chịu, chịu đựng mọi đớn đau, khi bị chồng đánh, người mẹ hi sinh vì những đứa con.

- Yêu thương con, chấp nhận hi sinh vì con,

=> Giàu lòng thương yêu gia đình, lòng vị tha, đức hi sinh. Lấy hạnh phúc của các con làm hạnh phúc cho mình.

b. Người chồng độc ác

- Tấm lưng rộng và cong, tóc tổ quạ, chân đi chữ bát, quần áo xộc xệch

- Ban đầu: hiền lành, cục mịch

- Khi cuộc sống quá khó khăn, nghèo đói, đông con, sinh ra độc ác, tàn nhẫn. Hắn đánh vợ để giải tỏa áp lực.

=> Vừa là nạn nhân của cuộc sống nghèo khổ vừa là thủ phạm gây nên bao đau khổ cho chính những người thân của mình, đáng lên án.

c. Chị em Phác

+ Người chị: yếu ớt nhưng can đảm, là điểm tựa của người mẹ, ngăn cản được hành động dại dột của đứa em

+ Phác chỉ có thể nhìn nhận được sự độc ác, tàn nhẫn của cha, còn bé nên chưa hiểu lẽ đời

→ Hình ảnh những đứa trẻ sống trong bạo lực

d. Nghệ sĩ Phùng

+ Người có tâm hồn tinh tế, nhạy cảm

+ Căm ghét áp bức, bất công, làm mọi thứ vì cái thiện, lẽ công bằng

+ Thấu hiểu, đồng cảm với mọi vui buồn, cay đắng ở đời

→ Người có tâm hồn nghệ sĩ, giàu lòng trắc ẩn, sự thấu hiểu

5. Soạn câu 5 trang 78 SGK Ngữ văn 12 đầy đủ

- Trong tác phẩm, đó là sự kiện Phùng chứng kiến lão đàn ông đánh vợ một cách tàn bạo. Trước đó, anh nhìn đời bằng con mắt của người nghệ sĩ rung động, say mê trước vẻ đẹp huyền ảo – thơ mộng của thuyền biển. Trong giây phút tâm hồn thăng hoa những cảm xúc lãng mạn, Phùng phát hiện ra hiện thực nghiệt ngã của đôi vợ chồng bước ra từ con thuyền “thơ mộng” đó.

- Chúng ta thấy bên cạnh hình ảnh người đàn bà nhẫn nhục chịu đựng “đòn chồng“, Phùng còn được chứng kiến phản ứng của chị em thằng Phác trước sự hung bạo của cha đối với mẹ. Sự thay đổi về cách nhìn cuộc sống này: Anh thấy rõ những cái ngang trái trong gia đình thuyền chài, hiểu sâu thêm tính chất người đàn bà, chị em thằng Phác, hiểu thêm người đồng đội (Đầu) và hiểu thêm chính mình.

- Ý nghĩa: Nguyễn Minh Châu đã xây dựng được tình huống mà ở đó bộc lộ mọi mối quan hệ, bộc lộ khả năng ứng xử, thử thách phẩm chất, tính cách, tạo ra những bước ngoặt trong tư tưởng, tình cảm và cả trong cuộc đời nhân vật. Tình huống truyện mang ý nghĩa khám phá, phát hiện đời sống.

--> Cốt truyện độc đáo vì là cốt truyện lồng, vì thế càng thêm sinh động, hấp dẫn, gợi hứn thú cho người đọc.

6. Soạn câu 6 trang 78 SGK Ngữ văn 12 đầy đủ

- Người kể chuyện là nhân vật Phùng hay nói cách đúng hơn là sự hóa thân của nhân vật Hùng.

- Ngôn ngữ các nhân vật ở đây vừa sinh động vừa phù hợp với đặc điểm tính cách của từng người.

+ Ngôn ngữ người đàn ông: cục cằn, thô lỗ

+ Người đàn bà: dịu dàng, cam chịu, xót xa, trải đời.

=> Việc sử dụng ngôn ngữ rất linh hoạt, sáng tạo như thế đã góp phần khắc sâu thêm chủ đề- tư tưởng của truyện ngắn.

Ngày:21/12/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM