Soạn bài Sóng Ngữ văn 12 đầy đủ

Bài soạn Sóng Ngữ văn 12 tập 1 giúp các em cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn và niềm khát khao hạnh phúc của người phụ nữ trong tình yêu, đồng thời nắm được kết cấu và những đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ. eLib đã biên soạn bài học này một cách đầy đủ và chi tiết nhất, mời các em tham khảo. Chúc các em học tốt!

Soạn bài Sóng Ngữ văn 12 đầy đủ

1. Soạn câu 1 trang 156 SGK ngữ văn 12 đầy đủ

- Âm điệu, nhịp điệu bải thơ xao xuyến, rộn ràng, được tạo bởi:

+ Câu thơ ngắn, đều (5 chữ).

+ Nhịp thơ thường thuận, gợi dư âm sống biển:

  • Dữ dội / và dịu êm/ (2/3).

  • Ổn ào / và lặng lẽ/ (2/3)

  • Sông / không hiểu nỗi mình/ (1 /4)

  • Sóng / tìm ra tận bể/ (1 /4).

- Vần thơ: vần chân, vần cách, gợi hình ảnh các lớp sóng đuổi nhau.

2. Soạn câu 2 trang 156 SGK Ngữ văn 12 đầy đủ

- Bao trùm và xuyên suốt toàn bộ bài thơ: là hình ảnh sóng hiện thực, và giá trị tượng trưng của các chi tiết về sóng.

+ Nghĩa thực: co sóng với nhiều trạng thái mâu thuẫn trái ngược nhau.

+ Nghĩa biểu tượng: sóng như có hồn, có tính cách, tâm trạng, biết diễn tả những cung bậc tình cảm trong tâm hồn của người phụ nữ đang yêu.

--> Là hình tượng ẩn dụ, sự hoá thân của nhân vật trữ tình “em”

- Sóng và em: song hành, khi tách rời, khi hoà nhậpà nét độc đáo trong cấu trúc hình tượng, diễn tả sâu sắc, sinh động, mãnh liệt khát vọng của Xuân Quỳnh.

3. Soạn câu 3 trang 156 SGK Ngữ văn 12 đầy đủ

- Giữa sóng và em có quan hệ tương đồng, vì các chi tiết về sóng chính là những chi tiết ẩn dụ cho tình yêu và tâm hồn nhân vật “em.

- Kết cấu bài thơ là kết cấu liền mạch của suy nghĩ và cảm xúc: cô gái nhìn ra biển cả, nhân quan sát sóng biển, suy nghĩ về tình yêu, cô nhận thấy tình yêu cũng như sóng biển, đa dạng và biến hóa. mạnh mẽ và thủy chung. Rồi cô ước ao hóa thành con sóng nhỏ để ngàn năm hát cùng “biển lớn tình yêu”. Đấy là kết cấu của một bài thơ trữ tình khó phân thành đoạn rõ ràng.

- Tuy nhiên, nếu cần phải chia thành các đoạn, cố thể chia như sau:

+ Đoạn 1: 4 câu đầu (Ngẫu hứng về con sóng và tình yêu).

+ Đoạn 2: Khổ 2, 3 (Lí do, nguyên cớ của cảm hứng về sóng biển và tình yêu).

+ Đoạn 3: Từ khổ 5 đến khổ 8 (Nối tiếp cảm hứng về tình yêu và sóng biển- Những biểu hiện muôn vẻ của sóng biển- tình yêu và khát vọng mãnh liệt của nhân vật trữ tình trong việc chinh phục tình yêu).

+ Đoạn 4: Khổ cuối (Kết thúc bài thơ bằng ước vọng tình yêu vĩnh hằng).

- Người phụ nữ đang yêu tìm thấy sự tương đồng giữa các trạng thái tâm hồn mình với những con sóng. Sự tương đồng đó là:

+ Đa dạng, muôn hình muôn vẻ:

“Dữ dội và dịu êm

Ồn ào và lặng lẽ”

“Con sóng dưới lòng sâu

Con sóng trên mặt nước”.:.

+ Không rõ cội nguồn, không thể cắt nghĩa:

“Sóng bắt đầu từ gió

Gió bắt đầu từ đâu?

Em cũng không biết nữa

Khi nào ta yêu nhau?”

+ Mãnh liệt, sâu sắc:

“Sông không hiểu nổi mình

Sóng tìm ra tận bể”

“Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được

Lòng em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức”.

+ Thủy chung:

“Dẫu xuôi về phương Bắc…

Hướng về anh một phương”

4. Soạn câu 4 trang 157 SGK Ngữ văn 12 đầy đủ

- Bài thơ diễn tả tình yêu của người phụ nữ thiết tha, nồng nàn, chung thủy, muốn vượt lên thử thách của thời gian và sự huwuax hạn của đời người. Từ đó thấy được tình yêu là một tình cảm cao đẹp, một hạnh phúc lớn lao của con người.

- Bài thơ còn là lời tự bạch của một tâm hồn phụ nữ đang yêu, cô khao khát một tình yêu chân thành, mãnh liệt. Tâm hồn của một người đang yêu đã thành thực với chính lòng mình, bộc bạch những suy nghĩ và suy tư về tình yêu ấy. Tuy mạnh dạn bày tỏ như vậy nhưng lời tỏ tình vẫn nhẹ nhàng, sâu săc và đầy nữ tính, khao khát một tình yêu vĩnh hằng trướ sự hữu hạn của cuộc đời con người.

5. Soạn câu 1 luyện tập trang 157 SGK Ngữ văn 12 đầy đủ

Một số bài thơ viết về biển, có liên hệ đến tình yêu:

- Biển (Xuân Diệu).

- Khúc thơ tình người lính biển (Trần Đăng Khoa).

- Một số câu thơ trong bài Hai nửa vầng trăng của Hoàng Hữu.

+ “Anh xin làm sóng biếc "     

( Xuân Diệu, Biển ) 

+ “Chỉ có thuyền mới hiểu
 Biển mênh mông nhường nào
  Chỉ có biển mới biết
  Thuyền đi đâu, về đâu”

(Xuân Quỳnh - Thuyền và biển)

Ngày:07/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM