Soạn bài Tiếng hát con tàu Ngữ văn 12 đầy đủ

Mời các em cùng tham khảo bài soạn Tiếng hát con tàu để thấy được khát vọng của những con người đang ngày đêm chung tay xây dựng cuộc sống mới và những thay đổi mới mẻ trong quan niệm về nghệ thuật, quan điểm sáng tác văn chương những năm sau kháng chiến của văn nghệ sĩ. Chúc các em học tốt!

Soạn bài Tiếng hát con tàu Ngữ văn 12 đầy đủ

1. Soạn câu 1 trang 146 SGK Ngữ văn 12 đầy đủ

- Hình ảnh con tàu và Tây Bắc ngoài ý nghĩa cụ thể còn có ý nghĩa cụ thể còn mang ý nghĩa biểu tượng.

  • Nhan đề bài thơ Tiếng hát con tàu (nhân hóa) để: Biểu tượng cho tâm hồn nhà thơ đang khao khát lên đường, vượt ra khỏi cuộc sống chật hẹp, quẩn quanh để đến với cuộc đời rộng lớn (với nhân dân, với cuội nguồn sáng tạo).
  • Tây Bắc – miền đất cụ thể biểu tượng cho những nơi gian khó của đất nước.

- Lời đề từ: “Tây bắc ư?... còn đâu”

  • Giới thiệu một cách khái quát cảm xúc bao trùm cả bài thơ: khát vọng lên đường hăm hở, mê say.
  • Đến với nhân dân, với Tây Bắc cũng chính là trở về với lòng mình, với tình cảm sâu nặng, gắn bó.

2. Soạn câu 2 trang 146 SGK Ngữ văn 12 đầy đủ

- Bố cục:

  • 2 khổ đầu: Sự trăn trở, lời mời gọi lên đường.
  • 9 khổ giữa: Khát vọng về với nhân dân, nơi khắc ghi nhiều kỉ niệm nghĩa tình trong kháng chiến.
  • 4 khổ cuối: khúc hát lên đường say mê, tin tưởng.

- Bố cục thể hiện sự vận động của tâm trạng chủ thể trữ tình: phần đầu có sự day dứt, trăn trở. Đoạn giữa là dòng hoài niệm với cảm xúc thiết tha, biết ơn. Đoạn cuối sôi nổi, háo hức.

3. Soạn câu 3 trang 146 SGK Ngữ văn 12 đầy đủ

Niềm vui to lớn của nhà thơ chính là được gặp lại nhân dân, điều đó thể hiện qua hai khổ thơ đầu:

- Hình ảnh so sánh sinh động, thân thuộc:

  • Gặp lại nhân dân như nai về suối cũ, cỏ đón giêng hai.
  • Trẻ thơ gặp sữa.
  • Chiếc nôi gặp cánh tay đưa.

⇒ Hình ảnh so sánh thể hiện được sự gần gũi, gắn bó với nhân dân- ngọn nguồn của sự sống.

4. Soạn câu 4 trang 146 SGK Ngữ văn 12 đầy đủ

- Hình ảnh nhân dân trong kỉ niệm của nhà thơ được gợi lên qua hình ảnh những con người:

  • Người anh du kích
  • Thằng em liên lạc

- Nhân dân Tây Bắc hiện lên trong hồi ức của nhà thơ qua những hình ảnh con người cụ thể, một lòng một dạ chiến đấu, hi sinh cho cuộc kháng chiến chống Pháp.

  • Đó là người anh du kích: hình ảnh chiếc áo nâu vá rách – cởi lại cho con → tạo ấn tượng mạnh mẽ, gây xúc động sâu sắc về sự hi sinh cao cả, về nghĩa tình đồng đội.
  • Đó là “thằng em liên lạc”: cách xưng hô thân tình ruột thịt đã xông xáo rừng thưa, rừng rậm từ bản Na qua bản Bắc để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giao liên suốt mười năm ròng rã.
  • Đó là người mẹ nuôi quân: hình ảnh bà “mế” thức một mùa dài thể hiện tấm lòng son sắt của nhân dân Tây Bắc đối với Cách mạng. Hình ảnh bà mẹ già đêm bên bếp lửa hồng soi tóc bạc chăm sóc bộ đội là những hình ảnh đẹp nhất của bài thơ, thể hiện ân tình sâu nặng của nhân dân đối với Cách mạng trong thời kì kháng chiến chống Pháp.

5. Soạn câu 5 trang 146 SGK Ngữ văn 12 đầy đủ

- Những câu thơ thể hiện rõ nhất chất suy tưởng và triết lí của thơ Chế Lan Viên: 

“ Khi ta ở chỉ là nơi đất ở

            Khi ta đi đất đã hoá tâm hồn"

                      "Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương"

⇒ Nhà thơ đã khám phá một quy luật muôn đời của trái tim con người: khi ta mới đặt chân đến một nơi nào đó, mọi thứ còn xa lạ nên "chỉ là nơi đất ở". Nhưng khi ta từ biệt nơi ấy ra đi, đất đã lưu giữ một phẩn đời với bao nhiêu kỉ niệm và ân tình nên đã "hoá tâm hồn".

    "Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét

Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng

   Như xuân đến chim rừng lông trở biếc

Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương"

⇒ Các sự vật, hiện tượng có mỗi quan hệ khăng khít với nhau, như người nghệ sĩ gắn bó với nhân dân. Tình yêu ở đây là tình cảm lớn, giữa anh- em, và tình yêu quê hương, đất nước.

6. Soạn câu 6 trang 146 SGK Ngữ văn 12 đầy đủ

- Tác giả Chế Lan Viên sáng tạo các hình ảnh có tính triết lý, suy tưởng:

  • Hình ảnh đa dạng, phong phú, hình ảnh thực đi với những chi tiết cụ thể.
  • Hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng.

- Sử dụng kết hợp các biện pháp ẩn dụ, so sánh.

- Ngôn ngữ trau chuốt, gọt giũa, mang tính bác học.

- Giọng điệu, âm hưởng lôi cuốn.

Ngày:18/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM