Soạn bài Đất nước- Nguyễn Đình Thi Ngữ văn 12 đầy đủ
Nhằm đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao, eLib giới thiệu đến các em tài liệu bài soạn văn Đất nước của tác giả Nguyễn Đình Thi. Tài liệu giúp các em có cơ sở để tiếp cận các tri thức mới cũng như chuẩn bị tốt cho bài học của mình trước khi đến lớp. Chúc các em học tốt!
Mục lục nội dung
1. Soạn câu 1 trang 126 SGK Ngữ văn 12 đầy đủ
- Bố cục: 2 phần:
- Phần 1: Từ đầu đến câu “Những buổi ngày xưa vọng nói về": đất nước được cảm nhận qua hình ảnh mùa thu xưa và nay.
- Phần 2: Đoạn còn lại: đất nước gian khổ, đau thương nhưng quật cường, chói lọi trong chiến thắng.
- Mối quan hệ giữa các phần: Đó là quan hệ bổ sung cho cảm hứng tổng hợp về đất nước thêm đầy đủ và phong phú hơn. Phần đầu của bài thơ chủ yếu được dựa trên cơ sở các đoạn thơ trong bài Sáng mát trong như sáng năm xưa (1948) và Đêm mít tinh (1949). Phần thứ hai của bài thơ được viết vào năm 1955, là những cảm nhận bố sung, giàu tính khái quát, phong phú hơn, cho ta thấy hình ảnh đất nước Việt Nam không chỉ có cộng đồng, những con đường hay “những dòng sông nước chảy nặng phù sa"... mà còn là một đất nước vươn lên từ trong gian khổ, chiến tranh.
2. Soạn câu 2 trang 126 SGK Ngữ văn 12 đầy đủ
- Mùa thu hiện lên trong nỗi nhớ của nhà thơ: buổi sáng mùa thu trong lành mát mẻ, gió thổi nhẹ nhẹ thoảng mùi hương cốm trong gió, gợi cảm xúc cho nhà thơ nhớ Hà Nội.
- Trong hoài niệm của nhà thơ Hà Nội hiện lên với cảnh vật thiên nhiên và con người.
- Thiên nhiên: thời gian buổi sớm chớm lạnh, không gian: phố dài xao xác hơi may, hương vị cốm, ... cảnh hiện lên đẹp nhưng buồn và vắng lặng.
- Con người: ra đi đầu không ngoảnh lại đó là tư thế thể hiện sự ra đi vì lí tưởng cứu nước quyết tâm, dứt khoát nhưng vẫn biết sau lưng thềm nắng lá rơi đầy, vẫn có gì đó khiến cho chiến sĩ bịn rịn bâng khuâng.
- Tóm lại: đoạn thơ đã diễn tả thành công hình ảnh mùi hương của mùa thu Hà Nội. Đó là một bức tranh đẹp nhưng phảng phất nỗi buồn.
3. Soạn câu 3 trang 126 SGK Ngữ văn 12 đầy đủ
- Đoạn thơ từ “Mùa thu nay khác rồi" đến “Những buổi ngày xưa vọng nói về" thể hiện những thay đổi, biến chuyển: đoạn thơ phản ánh mùa thu cách mạng, mùa thu độc lập vui tươi, phấn chấn.
- Nhân vật “tôi" thay đổi từ trạng thái buồn, bâng khuâng, lưu luyến đến vui sướng, tự hào.
- Cái nhìn thay đổi từ đường phố, thềm nhà sang núi đồi, rừng tre, trời xanh, cánh đồng, dòng sông.
- Cảm xúc của tác giả hân hoan, hả hê trước cảnh đất nước rộng lớn:
Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha
- Tác giả chuyển sang cảm xúc tự hào về chủ quyền đất nước và truyền thống bất khuất của cha ông:
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta ...
Những buổi ngày xưa vọng nói về
- Cảm hứng vui sướng và tự hào sở dĩ có được là do tình hình thực năm 1948. Sau chiến thắng Việt Bắc thu - đông năm 1947, cả một vùng đất rộng lớn thuộc sáu tỉnh biên giới phía Bắc được giải phóng. Điều đem lại cảm hứng tin tưởng, tự hào của các nhà thơ đi theo kháng chiến (đoạn thơ này được hình thành từ năm 1948 trong bài Sáng mát trong như sáng năm xưa).
- Khi thể hiện cảm hứng tự hào, tác giả đã có những khám phá sâu về truyền thống. Đất nước với Nguyễn Đình Thi nổi bật lên ở truyền thống bất khuất:
Nước chúng ta
Nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về
⇒ Đó là hai đặc tính quý báu của dân tộc ta anh hùng bất khuất và giản dị chất phác.
- Nghệ thuật đặc sắc trong đoạn thơ: hình ảnh thơ giàu sức gợi; câu thơ giàu tính nhạc; vận dụng hiệu quả phép điệp, giọng thơ phấn chấn sôi nổi, cảm xúc mãnh liệt.
4. Soạn câu 4 trang 126 SGK Ngữ văn 12 đầy đủ
- Đất nước đau thương:
- Nhà thơ nêu lên tội ác của giặc bằng những hình ảnh giàu tính khái quát như đồng quê chảy máu, bát cơm chan đầy nước mắt…
- Bằng thủ pháp nghệ thuật nhân hóa cánh đồng quê chảy máu đã tố cáo tội ác của giặc.
- Kẻ thù đã hủy hoại cả đời sống vật chất lẫn tinh thần của nhân dân ta.
⇒ Chính tội ác ấy đã làm cho nhân dân ta căm hờn mà quyết tâm đứng dậy đánh cho chúng tan hoang, đánh cho chúng không còn đường chạy.
- Đất nước quật khởi huy hoàng:
- Nghệ thuật đối có sức gợi cảm mạnh mẽ, một bên là sự tàn bạo của quân xâm lược, một bên là quyền sống chính đáng của nhân dân ta.
- Tất cả những hình ảnh trên kết hợp lại thành một biểu tượng của đất nước.
- Những câu thơ cuối lấy chất liệu hiện thực từ trận đánh Điện Biên Phủ.
⇒ Khổ thơ là một sự khám phá về chủ nghĩa anh hùng của đất nước, từ bùn lầy của nô lệ, từ đau thương quật khởi chiến thắng vang dội.
5. Soạn câu 5 trang 126 SGK Ngữ văn 12 đầy đủ
- Bài thơ được làm theo thể thơ tự do với các đặc điểm: câu thơ dài ngắn khác nhau, nhịp điệu khi nhanh, khi chậm. Kết hợp với việc lựa chọn sử dụng những hình ảnh có tính khái quát cao phù hợp với việc diễn tả nội dung tư tưởng và mạch cảm xúc của tác giả.
-Tác dụng:
- Giúp tác giả dựng được một bức tượng đài đẹp đẽ, sống động về hình ảnh đất nước trong chiến đấu và chiến thắng.
- Gợi được cảm nhận rõ ràng về sự chiến thắng của dân tộc: Chiến thắng ấy là kết quả của bao nhiêu máu đổ, bao nhiêu mồ hôi và nỗi đau vò xé; chiến thắng ấy cũng là kết tinh cao nhất của tình yêu, của tinh thần chiến đấu và khát vọng hoà bình sâu thẳm.
- Tạo được cảm hứng hào hùng cho khúc tráng ca của dân tộc từ nô lệ đến tự do, từ buồn tương đến mừng vui, hạnh phúc. Đây chính là sự vận động đẹp đẽ, sâu sắc trong tứ thơ của Nguyễn Đình Thi.
Tham khảo thêm
- docx Soạn bài Khái quát văn học Việt Nam từ CMT8 năm 1945 đến hết thế kỉ XX Ngữ Văn 12 đầy đủ
- docx Soạn bài Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí Ngữ Văn 12 đầy đủ
- docx Soạn bài Tuyên ngôn Độc lập - Phần 1 - Tác giả Hồ Chí Minh Ngữ Văn 12 đầy đủ
- docx Soạn bài Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt Ngữ Văn 12 đầy đủ
- doc Soạn bài Viết bài làm văn số 1: Nghị luận xã hội Ngữ văn 12 đầy đủ
- doc Soạn bài Tuyên ngôn độc lập phần 2- Tác phẩm Ngữ văn 12 đầy đủ
- doc Soạn bài Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt ( tiếp theo) Ngữ văn 12 đầy đủ
- doc Soạn bài Nghị luận về một hiện tượng đời sống Ngữ văn 12 đầy đủ
- doc Soạn bài Viết bài tập làm văn số 2- Nghị luận xã hội Ngữ văn 12 đầy đủ
- doc Soạn bài Phong cách ngôn ngữ khoa học Ngữ văn 12 đầy đủ
- doc Soạn bài Thông điệp nhân ngày Thế giới phòng chống AIDS 01/12/2003 Ngữ văn 12 đầy đủ
- doc Soạn bài Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ Ngữ văn 12 đầy đủ
- doc Soạn bài Tây tiến Ngữ văn 12 đầy đủ
- doc Soạn bài Việt Bắc (Phần một: Tác giả) Ngữ văn 12 đầy đủ
- doc Soạn bài Luật thơ Ngữ văn 12 đầy đủ
- doc Soạn bài Việt Bắc (Tố Hữu) phần hai: Tác phẩm Ngữ văn 12 đầy đủ
- doc Soạn bài Phát biểu theo chủ đề đầy đủ Ngữ văn 12 đầy đủ
- doc Soạn bài Đất nước- Nguyễn Khoa Điềm đầy đủ Ngữ văn 12 đầy đủ
- doc Soạn bài Luật thơ (tiếp theo) Ngữ văn 12 đầy đủ
- doc Soạn bài Thực hành một số phép tu từ ngữ âm Ngữ văn 12 đầy đủ
- doc Soạn bài: Dọn về làng Ngữ văn 12 đầy đủ
- doc Soạn bài Tiếng hát con tàu Ngữ văn 12 đầy đủ
- doc Soạn bài Đò lèn Ngữ văn 12 đầy đủ
- doc Soạn bài Thực hành một số phép tu từ cú pháp đầy đủ Ngữ văn 12
- doc Soạn bài Sóng Ngữ văn 12 đầy đủ
- doc Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận Ngữ văn 12 đầy đủ
- doc Soạn bài Đàn ghita của Lor-ca Ngữ văn 12 đầy đủ
- doc Soạn bài Bác ơi Ngữ văn 12 đầy đủ
- doc Soạn bài Tự do Ngữ văn 12 đầy đủ
- doc Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận Ngữ văn 12 đầy đủ
- doc Soạn bài Quá trình văn học và phong cách văn học Ngữ văn 12 đầy đủ
- doc Soạn bài Người lái đò sông Đà Ngữ văn 12 đầy đủ
- doc Soạn bài Chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận Ngữ văn 12 đầy đủ
- doc Soạn bài Ai đã đặt tên dòng sông Ngữ văn 12 đầy đủ
- doc Soạn bài Những ngày đầu của nước Việt Nam mới Ngữ văn 12 đầy đủ
- doc Soạn bài Ôn tập phần văn học Ngữ văn 12 đầy đủ