Soạn bài Những đứa con trong gia đình Ngữ văn 12 đầy đủ

Những đứa con trong gia đình là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất của Nguyễn Thi và tiêu biểu cho nền văn học mang đậm khuynh hướng sử thi - cảm hứng lãng mạn. Ngày hôm nay eLib xin gởi đến các em bài soạn Những đứa con trong gia đình. Mời các emn cùng tham khảo nhé!

Soạn bài Những đứa con trong gia đình Ngữ văn 12 đầy đủ

1. Soạn câu 1 trang 63 SGK Ngữ văn 12 đầy đủ

Truyện Những đứa con trong gia đình chủ yếu được trần thuật dưới góc nhìn của nhân vật Kiều, khi anh bị thương trong trận đánh, lúc mê lúc tỉnh. Lối trần thuật này cỏ hai tác dụng về mặt nghệ thuật:

- Câu chuyện vừa được thuật, kể cùng một lúc, tính cách nhân vật cũng được khắc họa.

- Câu chuyện dù không có gì đặc sắc cũng trở nên mới mẻ, hấp dẫn vì được kể qua con mắt, tấm lòng và bằng ngôn ngữ, giọng điệu riêng của nhân vật.

- Nhà văn có thể nhập sâu vào thế giới nội tâm của nhân vật để dẫn dắt câu chuyện. Diễn biến của câu chuyện vì thế mà linh hoạt, có thể xáo trộn thời gian, không gian, không phụ thuộc vào trật tự thời gian tuyến tính.

- Những chi tiết ngẫu nhiên của hiện thực chiến trường được gợi ra từ những dòng hồi tưởng, liên tưởng đến quá khứ, khi gần khi xa, từ chuyện này sang chuyện khác hết sức tự nhiên. Nhà văn phải thành thạo tâm lí ngôn ngữ nhân vật mới có thể trần thuật theo phương thức này.

2. Soạn câu 2 trang 64 SGK Ngữ văn 12 đầy đủ

- Tác phẩm kể chuyện một gia đình nông dân Nam Bộ. Chính truyền thống gia đình (yêu thương và gắn bó sâu nặng) và truyền thống dân tộc (yêu nước, căm thù giặc, thủy chung với quê hương, với cách mạng) đã gắn bó các thành viên với nhau.

+ Truyền thống gia đình: nỗi nhớ thương của chị em Việt dành cho má; hình ảnh của má sống trong lời nói, cử chỉ, hành động, suy nghĩ của những đứa con; chi tiết cuốn sổ gia đình lưu giữ những nỗi đau, biến cố và thành tích của gia đình được chú Năm ghi chép và lưu giữ và truyền lại cho con cháu…

+ Truyền thống dân tộc: hai chị em sớm có lòng căm thù giặc, từ nhỏ đã theo má đi đòi đầu ba; lớn lên lại giành nhau ghi tên tòng quân đánh giặc trả thù cho ba má; cả hai khắc ghi lời dặn dò của chú Năm “kì này là ra chân trời mặt biển…bỏ về là chú chặt đầu”; chú Năm nhận lo lắng mọi việc ở nhà và động viên các cháu lên đường chiến đấu;…

3. Soạn câu 3 trang 64 SGK Ngữ văn 12 đầy đủ

Chiến và Việt là thế hệ tiếp nối cùa dòng sông truyền thống của gia đình. Người mẹ ngã xuống nhưng dòng sông truyền thông vẫn chảy:

a. Hình tượng người mẹ luôn hiện về trong Chiến

-  Chiến có “hai bắp tay tròn vo sạm đỏ màu cháy nắng… thân người to và chắc nịch”. Đó là vẻ đẹp của những con người sinh ra để gánh vác, để chống chọi, để chịu đựng và để chiến thắng.

- Chiến đặc biệt giống má ở cái đêm sắp xa nhà đi bộ đội. Chiến biết lo liệu, toan tính việc nhà y hệt má (nói nghe ìn như má vậy). Hình ảnh người mẹ như bao bọc lấy Chiến, từ cái lối nằm với thằng út em trên giường ở trong buồng nói với ra đến lồ hứ một cái “cóc’“ rồi trỏ mình. Đến nỗi chỉ trong một khoảng thời gian ngắn ngủi trong đêm, Việt đã không dưới ba lần thấy chị giống như má, có khác là ở chỗ chị “không bẻ tay rồi đập vào bắp vế than mỏi” mà thôi. Chính Chiến cũng thấy mình trong đêm ấy đang hòa vào trong mẹ: “Tao cũng đã lựa ý nếu má còn sống chắc má tính vậy, nên tao cũng tính vậy.“ Nguyễn Thi muốn cho ta hiểu rằng: trong cái thời khắc thiêng liêng ấy, người mẹ luôn trong lòng những đứa con.

b. Nét tính cách chung của hai chị em

+ Hai chị cũng cùng sinh ra trong một gia đình chịu nhiều mất mát đau thương (cùng chứng kiến cái chết đau thương của ba và má).

+ Hai chị em có chung mối thù với bọn xâm lược. Tuy còn nhỏ tuổi, chí căm thù đã thôi thúc hai chị em cùng một ý nghĩ: phải trả thù cho ba má và có cùng nguyện vọng: được cầm súng đánh giặc.

+ Tình yêu thương là vẻ đẹp tâm hồn của hai chị em. Tình cảm này được thể hiện sâu sắc và cảm động nhất trong cái đêm chị em giành nhau ghi tên tòng quân và sáng hôm sau trước khi lên đường nhập ngũ cũng khiêng bàn thờ má sang nhà chú Năm.

+ Cả hai chị em đều là những chiến sĩ gan góc dũng cảm. Đánh giặc là niềm say mê lớn nhất của hai chị em Việt và Chiến cũng là của tuổi trẻ miền Nam trong những năm tháng ấy: “Hạnh phúc của tuổi trẻ là trên trận tuyến đánh quân thù”

+ Hai chị em còn những nét hồn nhiên ngây thơ, thậm chí có phần trẻ con (giành nhau bắt ếch nhiều hay ít, giành nhau thành tích bắn tàu chiến giặc và giành nhau ghi tên tòng quân).

c. Nét riêng của Chiến

  • Chị Chiến: hình ảnh tiêu biểu cho người phụ nữ Nam Bộ mạnh mẽ, khỏe khoắn, sinh ra để chiến đấu, chống chọi với kẻ thù, đảm đang, tháo vát, giàu đức hi sinh

--> Nguyễn Thi đã xây dựng nhân vật Chiến vừa có cá tính vừa phù hợp với lứa tuổi, giới tính. Chiến là nhân vật được hiện lên qua hồi tưởng của Việt nhưng đã gây được ấn tượng sâu sắc.

d. Nét riêng của Việt

  • Việt: là chàng trai mới lớn vô tư, hồn nhiên, người lính can trường, dũng cảm

--> Nhân vật Việt là một thành công lớn trong cách xây dựng nhân vật của Nguyễn Thi. Tuy còn hồn nhiên và còn nhỏ trước chị nhưng trước kẻ thù Việt lại vụt lớn, chững chạc trong tư thế của một người chiến sĩ.

4. Soạn câu 4 trang 64 SGK Ngữ văn 12 đầy đủ

- Chất sử thi của thiên truyện được thể hiện qua tính chất ngợi ca truyền thống lớn của một dân tộc, thể hiện trong truyền thông một gia đình.

- Cuốn sổ là lịch sử gia đình, qua đó thấy lịch sử của một đất nước, một dân tộc trong cuộc chiến chống Mĩ

- Số phận của những đứa con, những thành viên trong gia đình cũng là số phận của nhân dân miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ khốc liệt.

- Truyện của một gia đình dài như dòng sông còn nối tiếp: “Trăm dòng sông đổ vào một biển, con sông của gia đình ta cũng chảy về biển, mà biển thì rộng lắm… rộng bằng cả nước ta và ra ngoài cả nước ta…”. Truyện kể về một dòng sông nhưng nhà văn muốn ta nghĩ đến biển cả. Truyện về một gia đình nhưng ta lại cảm nhận được cả một Tổ quốc đang hào hùng chiến đấu bằng sức mạnh sinh ra từ những đau thương.

- Mỗi nhân vật trong truyện đều tiêu biểu chọ truyền thống, đều gánh vác trên vai trách nhiệm với gia đình, với Tố quốc trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại. Tất cả các nhân vật đều có phẩm chất của những người anh hùng:

+ Căm thù giặc sâu sắc

+ Gan góc, dũng cảm, khao khát được chiến đấu giết giặc

+ Giàu tình nghĩa, rất mực thủy chung, son sắt với cách mạng và quê hương

5. Soạn câu 5 trang 64 SGK Ngữ văn 12 đầy đủ

- Một trong những đoạn văn đặc sắc và cảm động nhất trong truyện là đoạn hai chị em Chiến và Việt khiêng bàn thờ má sang nhà chú Năm ở cuối đoạn trích: “Cúng mẹ và cơm nước xong…đồng này sang bưng khác”.

+ Tình cảm gia đình xúc động:

  • Tình mẫu tử: má vẫn sống trong dáng hình của các con (ngoại hình của Chiến), trong tâm niệm của các con “Nào, đưa má sang…lại đưa má về”, hai chị em lại băng qua con đường thoảng mùi hoa cam trước má vẫn đi.

  • Tình chị em: Nghe tiếng chân chị, Việt thấy thương chị lạ.

+ Sự chuyển biến, trưởng thành trong suy nghĩ của những đứa con trước ngày ra trận: Lần đầu tiên Việt mới thấy lòng mình rõ như thế.

+ Những đứa con cảm nhận mối thù sâu sắc với thằng Mĩ: còn mối thù…nó đang đè nặng ở trên vai.

Ngày:21/12/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM