Soạn bài Đất nước- Nguyễn Khoa Điềm đầy đủ Ngữ văn 12 đầy đủ

Tìm hiểu nội dung phần bài soạn dưới đây giúp các em đi sâu  khám phá và mở rộng thêm cho mình những nhận thức mới mẻ về đất nước trên mọi phương diện: Lịch sử, địa lí, phong tục tập quán, văn hóa,… từ đó nhận thấy trách nhiệm của bản thân trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cùng eLib soạn bài tốt nhé!

Soạn bài Đất nước- Nguyễn Khoa Điềm đầy đủ Ngữ văn 12 đầy đủ

1. Soạn câu 1 trang 122 SGK Ngữ văn 12 đầy đủ

- Bố cục bài thơ gồm 2 phần

  • Phần đầu: Từ đầu đến… “làm nên đất nước muôn đời” :  nguồn gốc ra đời của đất nước và đất nước trên các phương diện .
  • Phần sau: Phần còn lại: Đất nước của nhân dân. 

- Trình tự triển khai mạch suy nghĩ và cảm xúc của tác giả: trình bày cảm nhận về đất nước từ nhiều phương diện và lí giải của tác giả về đất nước, làm nổi bật tư tưởng “Đất Nước của nhân dân.

2. Soạn câu 2 trang 122 SGK Ngữ văn 12 đầy đủ

Tác giả cảm nhận về đất nước trên những phương diện:

- Chiều dài lịch sử (quá khứ- hiện tại- tương lai):

  • Từ huyền thoại Long Quân, Âu Cơ.
  • Nhà thơ nhấn mạnh vào những kiếp người giản dị, bình tâm nhưng lại làm nên đất nước.
  • Họ là những người bảo vệ đất nước.
  • Họ góp phần to lớn vào thế giới tinh thần và vật chất của đất nước.

- Chiều rộng của không gian - địa lí:

  • Đất nước không chỉ bó hẹp gia đình mà trải dài theo chiều dài đất nước.
  • Đất nước là nguồn cội, không gian gần gũi, gắn bó với đời sống mỗi người.
  • Nhập hai từ “đất” và “nước” phù hợp với diễn tả tình ý trong mỗi câu thơ.
  • Là nơi sinh tồn bao thế hệ.

- Bề dày truyền thống- phong tục, văn hóa, tâm hồn

  • Giữ phong tục, ăn trầu (nét đẹp trong đời sống tinh thần, tình cảm son sắc của người Việt).
  • Truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm.
  • Đất nước gắn với truyền thống đạo lí.

=> Các phương diện thống nhất, bổ sung lẫn nhau.

- So với các tác giả khác cùng viết về đất nước, Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm là sự cảm nhận sâu sắc, gần gũi và toàn diện hơn về không gian, thời gian, văn hóa. trong cảm nhận của ông đất nước hiện lên rất dung dị đời thường nhưng không kém phần cao cả. 

3. Soạn câu 3 trang 122 SGK Ngữ văn 12 đầy đủ

- Tư tưởng đất nước của nhân dân

+ Không gian địa lý:

  • Đất nước là những địa danh, những danh lam thắng cảnh kì thú, là cuộc đời, là tâm hồn nhân dân hóa thân mà thành.
  •  Nguyễn Khoa Điềm đã tạo dựng lại được cả diện mạo non sông đất nước.

- Thời gian lịch sử:

  • Nhà thơ nhấn mạnh vào những con người làm nên đất nước chính là những con người góp phần bảo vệ đất nước.
  • Họ là người bảo vệ đất nước, chính những con người vô danh bình dị ấy đã góp xương máu cho đất nước mình.

- Bản chất của nhân dân

  • Nhân dân sáng tạo ra mọi giá trị văn hóa như: ca dao, dân ca, truyện cỏ tích, thần thoại.
  • Nhân dân đã làm nên văn hóa bằng tình cách và tâm hồn mình: say đắm trong tình yêu, quý trọng tình nghĩa và lao động, kiên trì bền bỉ trong đấu tranh

- Tư tưởng “đất nước của nhân dân” là tư tưởng nổi bật của đoạn trích và nhiều bài thơ thời chống Mĩ, Nguyễn Khoa Điềm khẳng định đất nước đó chính là nhân dân, nhân dân là cốt lõi của đất nước, nhờ họ mà dân tộc trường tồn.

4. Soạn câu 4 trang 122 SGK Ngữ văn 12 đầy đủ

- Cách sử dụng chất liệu văn hoá dân gian:

+ Tác giả sử dụng chất liệu văn hoá dân gian rất phong phú, khiến đoạn thơ có sức sống, sức hấp dẫn đặc biệt. Nhiều bài ca dao, truyện tích, truyền thuyết, phong tục được huy động. Ví dụ:

  • Những người vợ nhớ chồng còn góp cho đất nước những núi Vọng phu (Truyện Sự tích núi Vọng Phu).
  • Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái (Sự tích hòn Trống Mái).
  • Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại (Truyện Thánh Gióng)
  • Tương tự, có các sự tích Hùng Vương, núi Bút, non Nghiên, vịnh Hạ Long...

⇒ Tác dụng: Tác giả đã gợi mở được một không gian nghệ thuật, một không khí, một giọng điệu riêng đưa người đọc vào một thế giới đẹp đẽ, lãng mạn của ca dao, giọng điệu truyền thuyết dân gian nhưng vẫn mang màu sắc hiện đại.

- Đóng góp của tác giả đã đưa vào thơ Việt Nam chất liệu văn hoá phong tục, tạo ra một cách nhìn mới về đất nước.

- Chất liệu văn hoá dân gian trong đoạn thơ này gây ấn tượng vừa quen thuộc, vừa mới lạ:

  • Quen thuộc vì những hình ảnh, chi tiết trong văn hoá phong tục dân gian rất gần gũi với con người Việt Nam.
  • Mới lạ vì Nguyễn Khoa Điềm có sự sáng tạo mới mẻ,  trong thơ nói riêng và trong văn học nói chung chưa có ai nói về đất nước bằng cách khai thác chất liệu văn hoá dân gian này.

 

Ngày:13/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM