Soạn bài Đò lèn Ngữ văn 12 đầy đủ

Các em cùng eLib soạn bài Đò lèn của Nguyễn Duy để hiểu hơn về những năm tháng tuổi thơ đầy vất vả, đói nghèo nhưng vô cùng đáng nhớ của nhân vật trong tác phẩm cũng như thêm trân trọng tình cảm bà cháu chân thành, tha thiết cũng như nhắc nhớ con người luôn luôn nhớ về cội nguồn. Bài soạn chi tiết là cơ sở để các em soạn bài, tiếp thu bài mới hiệu quả hơn. Chúc các em học tốt!

Soạn bài Đò lèn Ngữ văn 12 đầy đủ

1. Soạn câu 1 trang 149 SGK Ngữ văn 12 đầy đủ

- Kí ức tuổi thơ sống dậy trong tâm tưởng nhà thơ, vừa sinh động, vừa hồn nhiên đầy suy tư, day dứt.

  • Kí ức hiện lên trong sự tương phản, ngầm thể hiện sự ân hận, day dứt của nhân vật trong quá trình nhận thức.

- Hình ảnh thuở nhỏ của tác giả:

  • Tuổi thơ tác giả phải nếm trả những nghèo đói, cơ cực do chiến tranh.
  • Sự hồn nhiên, vô tư, nghịch ngợm: ra cống Na câu cá, bắt chim sẻ, ăn trộm nhãn chùa Trần.
  • Niềm say mê thế giới hư ảo của thánh thần: hơi đền Cây Thị, xem lễ đền Sòng, ngây ngất trước mùi hương trầm, hoa huệ, điệu hát văn…

- Nét quen thuộc: kỉ niệm tuổi thơ chân thực, cảm động

- Nét mới: những kỉ niệm không đẹp cũng được bày tỏ → tác giả dám nhìn nhận thẳng, thật nói ra sự thật từ góc nhìn nhiều chiều

2. Soạn câu 2 trang 149 SGK Ngữ văn 12 đầy đủ

- Tình thương sâu nặng của tác giả đối với bà mình được biểu hiện qua những từ ngữ và hình ảnh cụ thể:

  •  Hình ảnh người bà: Mùa cua xúc tép, gánh chè xanh Ba Trại, buôn bán ngược xuôi.⇒ Lam lũ, tần tảo, vất vả.

 - Sự vô tư của cậu bé khi chưa nhận thấy những vất vả của người bà:

  • “Trong suốt”: nhận thức thơ ngây trong trẻo của trẻ nhỏ.
  •  “Một bên thực”: là bà với cuộc đời lam lũ vất vả
  •  “Một bên hư”: bao gồm tiên, phật, thánh thần.

⇒ Vô tư không nhận ra thấy những nỗi vất vả của người bà.

- Tình thương bà của nhà thơ khi đã trưởng thành trải qua cuộc đời người lính.

- Bộc lộ nhận thức của con người đã trải qua trải nghiệm thực tiễn. Cuộc đời xung quanh không có gì thay đổi: “Dòng sông xưa vẫn bên lở bên bồi”⇒ Người cháu đã thú nhận sự thức tỉnh cùng nỗi niềm đau đớn, xót xa của mình:

       “Khi tôi biết thương bà thì đã muộn

       Bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi”

⇒ Sự trưởng thành của người cháu.

3. Soạn câu 3 trang 149 SGK Ngữ văn 12 đầy đủ

- Trong Bếp lửa, nhà thơ Bằng Việt thể hiện tình cảm dành cho bà bằng việc tái hiện những hồi ức thiêng liêng, cảm động về tình bà cháu. Tình cảm ấy được thể hiện qua tiếng tu hú tha thiết, qua hình ảnh bếp lửa bập bùng: 

Tu hú ơi chẳng đến ở cùng bà...

Rồi sớm rồi chiều bếp lửa bà nhen...

Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn...

Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm...

Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ...

- Nét độc đáo trong cách thể hiện tình cảm đối với người bà của Nguyễn Duy là bộc lộ tình cảm trực tiếp, những kí ức ùa về dào dạt rất chân thành, không che đậy dưới bất kì hình ảnh, biểu tượng nào. Mặt khác, nhà thơ bày tỏ tình cảm đối với bà bằng những lời thơ như tự trách mình, như ăn năn, hối lỗi khi nhớ về một thời vô tâm, vụng dại đã qua, chưa kịp làm gì để đền đáp công ơn của bà. Lời thơ rưng rưng, đau nhói lòng người:

Khi tôi biết thương bà thì đã muộn

Bà chỉ còn là một nắm cỏ thôi!

Ngày:18/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM