Soạn bài Nghị luận về một hiện tượng đời sống Ngữ văn 12 đầy đủ

Nhằm giúp các em chuẩn bị bài học tốt hơn trước khi đến lớp, eLib mời các em tham khảo bài soạn văn Soạn văn bài Nghị luận về một hiện tượng đời sống được biên soạn và tổng hợp đầy đủ dưới đây. Mong rằng bài soạn sẽ mang đến cho các em những gợi ý hay và bổ ích làm cơ sở để tiếp thu bài mới. Chúc các em học tốt!

Soạn bài Nghị luận về một hiện tượng đời sống Ngữ văn 12 đầy đủ

1. Tìm hiểu đề và lập dàn ý

1.1. Soạn câu 1 trang 67 SGK Ngữ văn 12 đầy đủ 

a. Tìm hiểu đề 

- Đề bài yêu cầu bàn về hiện tượng anh Nguyễn Hữu Ân dành hết chiếc bánh thời gian của mình cho những người bệnh ung thư giai đoạn cuối.

- Bài viết cần một số ý chính sau:

  • Bàn luận về việc làm của Nguyễn Hữu Ân: đó là nghĩa cử cao đẹp, giàu đức hi sinh, lòng nhân ái, xứng đáng là tấm gương sáng của xã hội.
  • Lí giải, đề cao thời gian ý nghĩa, hữu ích trong cuộc đời mỗi người và lối sống cao đẹp.
  • Phê phán những thanh niên sống vị kỉ, vô tâm, đua đòi, lãng phí thời gian vô ích.
  • Rút ra bài học nhận thức và hành động để có quỹ đời ý nghĩa, cao đẹp.

- Chọn dẫn chứng tiêu biểu, thuyết phục và phong phú trong đời sống thực tế.

- Cần vận dụng các thao tác lập luận: phân tích, chứng minh, bác bỏ, bình luận.

b. Lập dàn ý

- Mở bài: Giới thiệu tấm gương Nguyễn Hữu Ân, từ đó đặt vấn đề về chiếc bánh thời gian.

- Thân bài:

  • Tóm tắt và bình luận về những việc làm cao đẹp của Nguyễn Hữu Ân.
  • Phân tích, đề cao phẩm chất cao thượng, nhân ái, giàu đức hi sinh của thanh niên ngày nay. Cung cấp các dẫn chứng tiêu biểu trong thanh niên về lối sống này.
  • Phê phán lối sống vị kỉ, vô nghĩa, lãng phí thời gian của một bộ phận thanh niên.
  • Rút ra bài học nhận thức và hành động.

- Kết bài: Bày tỏ suy nghĩ riêng của bản thân.

1.2. Soạn câu 2 trang 67 SGK Ngữ văn 12 đầy đủ 

- Nêu rõ hiện tượng, phân tích mặt đúng sai, lợi hại, chỉ rõ thái độ, nguyên nhân

- Bày tỏ thái độ, ý kiến của người viết về vấn đề cần bàn luận

- Diễn đạt mạch lạc, sử dụng các biện pháp tu từ và yếu tố biểu cảm

2. Luyện tập 

2.1. Soạn câu 2 trang 68 SGK Ngữ văn 12 đầy đủ 

a. Nội dung của văn bản: tác giả Nguyễn Ái Quốc bàn luận là hiện tượng sự lãng phí thời gian của thanh niên Việt Nam lúc bấy giờ (những năm 20 của thế kỉ XX): sống không có lí tưởng, mục đích, thiếu nghị lực, chỉ viết vui chơi, hưởng thụ cá nhân mà không biết học tập và lao động cho bản thân, cho nước nhà, cho dân tộc

b. Các thao tác lập luận gồm so sánh, phân tích, bình luận.

c. Cách viết của Nguyễn Ái Quốc rõ ràng, trong sáng, lập luận chặt chẽ, giọng văn tâm huyết, đầy thuyết phục.

Ví dụ trong đoạn mở đầu văn bản: “Thanh niên ta cũng cần biết là hiện nay có hơn hai nghìn thanh niên Trung Quốc trên đất Pháp và độ năm vạn ở châu Âu và châu Mỹ. Hầu hết những thanh niên ấy đều đã tốt nghiệp Hán văn và tất cả đang là sinh viên - công nhân. Còn chúng ta, thì chúng ta có những sinh viên được học bổng và những sinh viên thường, nhờ ơn nhà nước hay tiền của cha mẹ (hại thay, hai cái nguồn ấy lại không bao giờ cạn cả), mà đang dành một nửa thì giờ vào các việc... chơi bi a, một nửa của nửa thì giờ còn lại để đến các chốn ăn chơi; số thì giờ còn lại, mà ít khi còn lắm, thì để vào trường đại học hoặc trường trung học. Nhưng sinh viên - công nhân Trung Quốc thì lại không có mục đích nào khác hơn là nhằm thực sự chấn hưng nền kinh tế nước nhà và họ theo châm ngôn: "Sinh sống bằng lao động của bản thân và vừa học hỏi vừa lao động"

Nguyễn Ái Quốc đã dùng thao tác so sánh để thấy sự khác biệt giữa sinh viên Trung Quốc và sinh viên Việt Nam, họ sống có mục đích và lí tưởng cao đẹp còn sinh viên của ta chỉ ham thú những trò vui mà quên đi nhiệm vụ học tập. Giọng văn của Người thể hiện sự phê phán thẳng thắn, nhìn thẳng vào sự thật.

d. Qua văn bản trên, Hồ Chí Minh đã nhắc nhở thế hệ trẻ Việt Nam – những chủ nhân tương lai của đất nước cần biết xác định mục tiêu và lí tưởng sống cho mình. Đam mê những trò vui, mải mê hưởng thụ cá nhân để rồi quên đi nhiệm vụ học tập và lao động. Thời gian tuổi trẻ cần có nghị lực, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn và ra sức phấn đấu để đạt được mục tiêu của mình. Đất nước phát triển hay thụt lùi đó chính là nhờ vào thế hệ trẻ. Đó chính là những tâm huyết, suy nghĩ của Bác dành cho thế hệ thanh niên Việt Nam

2.2. Soạn câu 2 trang 68 SGK Ngữ văn 12 đầy đủ 

a. Mở bài

- Giới thiệu vấn đề nghị luận : “ nghiện” karaoke  và internet.

- Khẳng định đây là một vấn đề lớn trong giới trẻ hiện nay nó các tác hại rất lớn không chỉ với mỗi cá nhân mà còn ảnh hưởng đến cả xã hội.

b. Thân bài

- Thực trạng của hiện tượng “nghiện” karaoke và internet.

  • Xã hội ngày càng phát triển thì càng có các phương tiện truyền thông hiện đại lôi cuốn con người.
  • Giới trẻ hiện nay thích thể hiện mình theo những phong cách văn hóa du nhập của nước ngoài.
  • Học sinh thì rủ nhau bỏ học vào những quán nét và ka-ra-ô-kê để vui chơi mà xem việc học không ra gì.
  • Dành quá nhiều thời gian vào mạng xã hội. Mạng xã hội có nhiều những thông tin lành mạnh có ích nhưng bây giờ mạng xã hội có nhiều những thứ không lành mạnh khiến giới trẻ ham mê.
  • Có những bạn bỏ nhà đi qua đêm không về chỉ vì quá nghiện ka-ra-ô-kê và in-tơ-net mà không muốn về nhà.
  • Hay lừa tiền bố mẹ để đi vào những quán net

- Nguyên nhân

  • Do quá ham chơi không biết điểm dừng
  • Do được các bạn bè rủ rê mà xoa đọa
  • Do tầm hiểu biết của bản thân bị hạn chế
  • Do sự thiếu trách nhiệm của cha mẹ vì quá yêu thương con cái nên nuông chiều dẫn đến con hư hỏng

- Hậu quả

  • Ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân
  • Làm quá trình học tập sẽ xấu đi
  • Làm cho bạn bè, gia đình, người thân lo lắng
  • Làm cho đạo đức bị suy thoái
  • Dễ xa vào các tệ nạn của xã hội
  • Làm lãng phí thời gian của bản thân
  • Phung phí tiền bạc của cha mẹ

- Giải pháp

  • Tuyên truyền tác hại của việc “nghiện” ka-ra-ô-kê và in-tơ-nét cho mọi người cùng biết.
  • Mỗi một con người cần có ý thức tự giác và trách nhiệm với bản thân hơn.
  • Nhà trường cần quan tâm và đưa ra những quy định chắc chắn hơn đối với học sinh để buộc học sinh cần phải thực hiện.
  • Gia đình cần quan tâm đến trẻ đúng cách và phù hợp với xã hội.
  • Nhà nước xử lí nghiêm khắc những người lâm quá sâu vào các tệ nạn xã hội.

 b. Kết bài

- Rút ra bài học cho bản thân.

- Cần thay đổi cách suy nghĩ và cách học tập của bản thân và có ý thức tự giác hơn.

Ngày:07/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM