Soạn bài Những ngày đầu của nước Việt Nam mới Ngữ văn 12 đầy đủ

Bài soạn Những ngày đầu của nước Việt Nam mới Ngữ văn 12 tập 1 giúp các em nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích. eLib đã biên soạn nội dung đoạn trích bám sát chương trình SGK ngữ văn 12. Mời các em tham khảo bài soạn dưới đây. Chúc các em học tập tốt!

Soạn bài Những ngày đầu của nước Việt Nam mới Ngữ văn 12 đầy đủ

1. Soạn câu 1 trang 210 SGK Ngữ văn 12 đầy đủ

Phần trích gồm 4 đoạn:

- Đoạn 1 (Từ đầu đến “ập vào miền Bắc”):

Từ thế đứng hiên ngang của dân tộc thời chống Mĩ, tác giả hồi tưởng về giờ phút hiểm nghèo” của đất nước Việt Nam mới.

- Đoạn 2 (Tiếp theo đến “thêm trầm trọng”):

Những khó khăn mọi mặt của đất nước, tưởng khó có thể vượt qua.

- Đoạn 3 (tiếp theo đến “ba trăm bảy mươi ki-lô-gam vàng): Những biện pháp tích cực của chính quyền mới và quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, thử thách của toàn Đảng, toàn dân ta.

- Đoạn 4 (còn lại): Hình ảnh Bác Hồ là tượng trưng cho một chính thể mới, nhà nước mới nhà nước của dân, do dân, vì dân.

2. Soạn câu 2 trang 210 SGK Ngữ văn 12 đầy đủ

- Điểm nhìn hiện tại là bối cảnh đất nước năm 1970, thời điểm cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra vô cùng gay go, ác liệt.

- Cảm nghĩ của tác giả: So với 25 năm trước, tuy khó khăn nhưng thế và lực của ta đã khác. Năm 1945 là “thời kì làm mưa, làm gió của chủ nghĩa đế quốc”, “gần hai chục vạn quân Tưởng từ mấy ngả ập vào miền Bắc”; còn bây giờ (1970), “mỗi hành động kẻ cướp… không tránh khỏi bị trừng phạt”, mọi cách tô son trát phấn “của đế quốc Mĩ với bọn ngụy quyền tay sai ở miền Nam đều “hoài công vô ích”. Năm 1945, nước Việt Nam chưa có tên trên bản đồ thế giới, cả Đông dương khi đó mang tên Indo-China (vùng giáp giới ấn Độ- Trung Quốc) thuộc Pháp; còn bây giờ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã là một đất nước tự do.

3. Soạn câu 3 trang 210 SGK Ngữ văn 12 đầy đủ

Những khó khăn, nguy nan của nước Việt Nam mới về mọi mặt:

- Về chính trị: "Đảng phải hoạt động bi mật, các Đảng viên đều công tác dưới danh nghĩa những cán bộ Việt Minh. Chính quyền cách mạng mới, “chưa được nước nào công nhận”.

- Về kinh tế: Ruộng đất vẫn trong tay địa chủ, bão lụt, hạn hán liên miên, buôn bán với nước ngoài đình trệ, hàng hóa khan hiếm, ngân khố chỉ còn một triệu bạc rách. Nạn thất nghiệp tăng, nạn đói, dịch tả phát sinh trở lại. Đúng là tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”. Đúng lúc ấy, tiếng súng xâm lược của bọn Pháp đã vang lên ở Nam Bộ làm cho khó khăn “càng thêm trầm trọng”. Đây là thách thức quá lớn đối với chính quyền cách mạng đang còn rất non trẻ.

- Về xã hội: dịch tả phát sinh, quân Tưởng vào đem theo dịch chấy rận, đời sống xã hội càng thêm khó khăn.

4. Soạn câu 4 trang 210 SGK Ngữ văn 12 đầy đủ

Việc quan trọng trước hết là phải củng cố và giữ vững chính quyền cách mạng, giải tán chính quyền cũ (chính quyền của thực dân phong kiến) xây dựng bộ máy chính quyền mới, từ chính quyền cơ sở là hội đồng nhân dân, ủy ban hành chính đến Trung ương là Quốc dân đại hội, toàn dân đóng gpp ý kiến cho dự án hiến pháp, thi hành một số chính sách mới: địa chủ phải giảm tô 25%, xóa nợ cho nông dân, toàn dân tăng cường học chữ quốc ngữ, học tập thi cử đều miễn phí, động viên tinh thần đóng góp trong nhân dân, lập Quỹ Độc lập, kêu gọi đồng bào hưởng ứng “Tuần lễ vàng”. Nội lực của nước Việt Nam mới được nâng lên nhanh chóng.

5. Soạn câu 5 trang 210 SGK Ngữ văn 12 đầy đủ

- Gây ấn tượng mạnh là hình ảnh Bác Hồ, người đứng đầu bộ máy lãnh đạo Đảng và Chinh phủ. người cầm lái con thuyền cách mạng vượt qua sóng to gió lớn. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã cho ta thấy một nét đẹp ngời sáng và cao cả của Bác là toàn tâm toàn ý vì dân, vì nước: “ở người, mọi vấn đề, mọi chuyện của Đảng, của nước, của dân đều trở thành những rung động sâu xa trong tình cảm”. Để chính quyền mới có thể tồn tại và lớn mạnh dần, Bác chủ trương xây dựng “mối quan hệ giữa những người làm việc trong bộ máy chính quyền mới với nhân dân”. Bác đề ra ba mục tiêu quan trọng “diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm”, muốn thế phải dựa vào lực lượng và tinh thần của dân.

- Chính quyền mới phải làm tất cả mọi việc “để mưu cầu hạnh phúc cho dân”. Bác viết: “Nước độc lập mà dân không được hường hạnh phúc thì độc lập không có nghĩa lí gì”. Tác giả hồi kí đã khái quát rất sâu sắc: “Hạnh phúc cho dân đó là mục đích của việc giành lấy chính quyền và giữ vững chính quyền ấy. Đó là lí tưởng của Người, là tấm lòng của người”. Bác đưa ra chủ trương kiên quyết chống lại những biểu hiện tiêu cực, khuyết điểm của những người làm việc tại các cơ quan. Bác viết bài tự phê bình cho đăng trên các báo, vạch ra “cái tệ tham ô nhũng lạm” và nói thành thật:  những sự thành công là nhờ đồng bào cố gắng. Những khuyết điểm kể trên là lỗi tại chúng tôi”. Vì những lẽ đó có thể nói như tác giả hồi kí: “Đồng bào ta đã nhận thấy ở Bác Hồ, hình ảnh tượng trưng cao đẹp nhất của dân, của nước, của cách mạng…”.

6. Soạn câu 6 trang 210 SGK Ngữ văn 12 đầy đủ

Nét đặc biệt:

Thông thường, hồi kí thường mang đậm dấu ấn cá nhân; từ điểm nhìn của một con người cụ thể, tác giả kể lại những gì xảy ra với mình hoặc những gì mình chứng kiến mang nặng tính chủ quan. Còn ở đây tác giả trần thuật mọi sự kiện từ điểm nhìn của một người đại diện cho bộ máy lãnh đạo Đảng và Chính phủ, do đó các sự kiện được kể lại thường mang tính chất toàn cảnh, tổng thể, phác họa những nét lớn, gây ấn tượng sâu sắc với nhiều người, nó cũng tiêu biểu cho cảm nghĩ chung của những người lãnh đạo Đảng và Chính phủ: “Trong tình hình kinh tế tài chính khó khăn, Chính phủ làm thế nào có tiền để giải quyết các khoản chi phí cần thiết, nhất là những chi phí to lớn về quốc phòng”, cũng có khi tiêu biểu cho cảm nghĩ của nhân dân: “Người dân lao động bình thường đã nhận thấy nhà nước hôm nay đúng là nhà nước của mình”. Cách trần thuật như thế đã làm cho tác phẩm này không phải là sách tự thuật về một cuộc đời mà gần như là cuốn biên niên sử của cả một dân tộc. Thể hồi kí đã có một diện mạo mới, một tầm vóc mới.

Ngày:08/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM