Soạn bài Tuyên ngôn Độc lập - Phần 1 - Tác giả Hồ Chí Minh Ngữ Văn 12 đầy đủ

Bài soạn dưới đây giúp các em nắm được những nét về quan điểm sáng tác, những thành tựu văn học cũng như các đặc điểm cơ bản trong phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh. Tin rằng, đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em soạn bài tốt hơn trước khi đến lớp. Mời các em cùng tham khảo.

Soạn bài Tuyên ngôn Độc lập - Phần 1 - Tác giả Hồ Chí Minh Ngữ Văn 12 đầy đủ

1. Soạn câu 1 trang 29 SGK Ngữ Văn 12 đầy đủ

Những nét chính về quan điểm sáng tác văn học nghệ thuật của Chủ tịch Hồ Chí Minh:

- Hồ Chí Minh coi văn học là một thứ vũ khí lợi hại phụng sự cho sự nghiệp cách mạng, nhà văn là người chiến sĩ xung phong trên mặt trận văn hoá tư tưởng:

“Nay ở trong thơ nên có  thép

Nhà thơ cũng phải biết xung phong”.

(Cảm tưởng đọc “Thiên gia thi”)

"Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”.

(Thư gửi các hoạ sĩ nhân dịp triển lãm hội hoạ 1951)

- Bác luôn chú trọng  tính chân thực và tính dân tộc của văn học:

+ Tính chân thực: cảm xúc chân thật, phản ánh hiện thực xác thực:

  • Người nhắc nhở những tác phẩm: “chất mơ mộng nhiều quá, mà cái chất thật của sự sinh hoạt rất ít”.
  • Người căn dặn: “miêu tả cho hay, cho chân thật, cho hùng hồn”, phải “giữ tình cảm chân thật”.

+ Tính dân tộc:

  • Người nhắc nhở giới nghệ sĩ: phải giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt khi viết, “nên chú ý phát huy cốt cách dân tộc”

- Người đề cao sự sáng tạo của văn nghệ sĩ: “chớ gò bó họ vào khuôn, làm mất vẻ sáng tạo”.

- Khi cầm bút, Người luôn xuất phát từ mục đích, đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm. Người luôn đặt câu hỏi:

  • “Viết cho ai?” (Đối tượng).
  • “Viết để làm gì?” (Mục đích).
  • “Viết cái gì?” (Nội dung).
  • “Viết thế nào?” (Hình thức).

⇒ Quan điểm sáng tác trên đã chi phối đặc điểm sự nghiệp văn học của Bác đem tới những tác phẩm có tư tưởng sâu sắc, có hình thức biểu hiện sinh động, đa dạng.

2. Soạn câu 2 trang 29 SGK Ngữ Văn 12 đầy đủ

Những nét khái quát về sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh

a. Văn chính luận

- Mục đích sáng tác: lên án những chính sách tàn bạo của chế độ thực dân Pháp với các nước thuộc địa, kêu gọi những người nô lệ bị áp bức liên hiệp lại, đoàn kết đấu tranh, tấn công trực diện kẻ thù,…
- Đặc điểm nổi bật:

  • Kết hợp giữa lí trí sáng suốt, trí tuệ sắc sảo và tình cảm yêu ghét nồng nàn, sâu sắc.
  • Lời lẽ chặt chẽ, súc tích.

- Tác phẩm tiêu biểu: Bản án chế độ thực dân Pháp (1925), Tuyên ngôn độc lập (1945); Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946); Không có gì quý hơn độc lập tự do (1966).

b. Truyện và kí

- Mục đích sáng tác: Viết nhằm tố cáo tội ác dã man, bản chất tàn bạo, xảo trá của thực dân phong kiến tay sai và đề cao những tấm lòng yêu nước và cách mạng.

- Đặc điểm nổi bật:

  • Bút pháp hiện đại, tình huống truyện độc đáo, trí tưởng tượng phong phú, hình tượng sống động, sắc sảo.
  • Nghệ thuật trần thuật linh hoạt  → chất trí tuệ và tính hiện đại.

- Tác phẩm tiêu biểu: Pa-ri (1922), Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922), Con người biết mùi hun khói (1922), Đồng tâm nhất trí (1922), Vi hành (1923), Nhật kí chìm tàu (1931), Vừa đi đường vừa kể chuyện (1963)…

c. Thơ ca

- Mục đích sáng tác:

  • Tái hiện một cách chân thật, chi tiết bộ mặt tàn bạo của chế độ nhà tù Quốc dân đảng và xã hội Trung Quốc.
  • Ghi lại tâm trạng, cảm xúc và suy nghĩ của tác giả, phản ánh tâm hồn và nhân cách cao đẹp của người chiến sĩ cách mạng trong chốn ngục tù.
  • Tuyên truyền cách mạng.

- Đặc điểm nổi bật: Thơ Bác khắc họa bức chân dung nhân vật trữ tình mang nặng “nỗi nước nhà”, phong thái ung dung, lạc quan, tâm hồn hòa hợp với thiên nhiên và bản lĩnh của một nhà cách mạng luôn làm chủ tình thế
- Tác phẩm tiêu biểu:

  • Nhật kí trong tù (1942 – 1943): gồm 134 bài thơ, một số bài tiêu biểu: Chiều tối, Ngắm trăng, Lai Tân…
  • Những bài thơ làm ở Việt Bắc (từ 1941- 1945) Dân cày, Công nhân, Ca binh lính, Ca sợi chỉ, Pắc Bó hùng vĩ, Tức cảnh Pắc Bó, Đăng sơn, Đối nguyệt, Nguyên tiêu, Thu dạ, Báo tiệp, Cảnh khuya…

3. Soạn câu 3 trang 29 SGK Ngữ Văn 12 đầy đủ

Những đặc điểm cơ bản của phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh

a. Văn chính luận

  • Thường ngắn gọn, súc tích, tư duy sắc sảo, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng đầy sức thuyết phục.
  • Giàu tính chiến đấu và đa dạng về bút pháp.
  • Thấm đượm tình cảm, giàu hình ảnh, đa dạng về giọng điệu.

b. Truyện và kí

  • Mang tính hiện đại.
  • Thể hiện tính chiến đấu mạnh mẽ.
  • Nghệ thuật trào phúng vừa sắc bén, thâm thuý của phương Đông, vừa hài hước hóm hỉnh của phương Tây.

c. Thơ ca

  • Những bài thơ nhằm mục đích tuyên truyền: Lời lẽ giản dị, mộc mạc, mang màu sắc dân gian hiện đại, vừa dễ nhớ vừa dễ thuộc, vừa có sức tác động trực tiếp vào tình cảm người đọc, người nghe.
  • Những bài thơ viết theo cảm hứng nghệ thuật: Hàm súc, có sự hoà hợp độc đáo giữa bút pháp cổ điển và bút pháp hiện đại, giàu chất trữ tình và tính chiến đấu.

4. Soạn câu 1 luyện tập trang 29 SGK Ngữ Văn 12 đầy đủ

Phân tích bài thơ Chiều tối (mộ) trong tập Nhật kí trong tù để làm rõ sự hài hòa, độc đáo giữa bút pháp cổ điển và bút pháp hiện đại của thơ Hồ Chí Minh.

Gợi ý làm bài

a. Mở bài

Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm.

b. Thân bài

- Màu sắc cổ diển được thể hiện ở các phương diện:

  • Thể loại: thơ tứ tuyệt đường luật
  • Hình ảnh: Cánh chim, chòm mây là hình ảnh quen thuộc trong thơ cổ.
  • Thời điểm: chiều tà, hoàng hôn xuống.
  • Tâm trạng: cô đơn, bâng khuâng trên con đường xa, nỗi buôn xa xứ.

⇒ Hình ảnh, cảm xúc mang đậm phong vị cổ điển trong Đường thi.

- Màu sắc hiện đại:

  • Hình tượng trữ tình: con người đầy sức xuân đang mải mê lao động để cải tạo và xây dựng cuộc sống hạnh phúc cho mình. Con người là trung tâm của bức tranh, vượt lên hoàn cảnh.
  • Âm điệu: ấm áp, sôi nổi, tin tưởng.
  • Hình ảnh: bếp lửa ⇒ xóa đi sự âm u, lạnh lẽo.
  • Tâm trạng tác giả: hào hứng, hướng về sự sống trong tương lai và ánh sáng.

⇒ Sự hòa hợp của hai bút pháp cổ điển và hiện đại trong bài thơ tạo nên vẻ đẹp riêng của bài thơ cũng như phong cách nghệ thuật độc đáo của Hồ Chí Minh.

c. Kết bài

Khái quát lại màu sắc cổ điển và hiện đại trong bài thơ Chiều tối cũng như trong thơ Bác nói chung.

5. Soạn câu 2 luyện tập trang 29 SGK Ngữ Văn 12 đầy đủ

Bài học thấm thía và sâu sắc khi học Nhật kí trong tù:

  • Vượt lên hoàn cảnh, khẳng định giá trị, phẩm chất tốt đẹp.
  • Tinh thần lạc quan, ung dung tự tại.
  • Lòng yêu nước sâu sắc.
  • Yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống.
Ngày:13/07/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM