Hội chứng Asherman - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Hội chứng Asherman có thể gây khó khăn cho việc thụ thai và làm tăng nguy cơ khiến bạn mắc các biến chứng nghiêm trọng khi mang thai. Vậy bệnh lý này có triệu chứng và nguyên nhân là gì? Phương pháp chẩn đoán và điều trị nào là hiệu quả? Tham khảo ngay bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!

Hội chứng Asherman - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu về hội chứng Asherman

Hội chứng Asherman là gì?

Hội chứng Asherman là một tình trạng hiếm gặp, xảy ra ở tử cung. Ở những phụ nữ mắc bệnh này, họ sẽ có mô sẹo hoặc chất kết dính hình thành trong tử cung do một số chấn thương gây ra.

Trong trường hợp nghiêm trọng, toàn bộ thành trước và sau của tử cung có thể dính lại với nhau. Trong trường hợp nhẹ hơn, các chất kết dính có thể xuất hiện ở những vùng nhỏ hơn. Các chất này có thể dày hoặc mỏng, nằm riêng lẻ hoặc thành nhóm trong tử cung.

Hội chứng Asherman có thể gây khó khăn cho việc thụ thai. Bệnh cũng có thể làm tăng nguy cơ khiến bạn mắc các biến chứng nghiêm trọng khi mang thai. May mắn thay, tình trạng này thường có thể phòng ngừa và điều trị được.

2. Triệu chứng hội chứng Asherman

Triệu chứng hội chứng Asherman là gì?

Phần lớn phụ nữ mắc hội chứng Asherman có ít hoặc không có kinh nguyệt. Một số người có thể bị đau khi đến kỳ kinh, nhưng họ lại không có dấu hiệu chảy máu. Điều này nghĩa là bạn có kinh nguyệt, nhưng máu không thể rời khỏi tử cung vì lối ra bị mô sẹo chặn.

Nếu bạn có kinh nguyệt ít, không đều hoặc mất kinh, tình trạng này có thể do một vấn đề sức khỏe khác gây ra, chẳng hạn như:

  • Mang thai;
  • Căng thẳng;
  • Giảm cân đột ngột ;
  • Béo phì ;
  • Tập thể dục quá sức;
  • Uống thuốc tránh thai ;
  • Mãn kinh ;
  • Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)

Gặp bác sĩ nếu bạn mất kinh hoặc kinh nguyệt không đều. Họ có thể chỉ định các xét nghiệm chẩn đoán để xác định nguyên nhân và bắt đầu điều trị.

Hội chứng Asherman có nguy hiểm không?

Một số phụ nữ mắc hội chứng Asherman không thể thụ thai hoặc dễ sẩy thai. Thực tế, bạn vẫn có thể mang thai nếu mắc hội chứng Asherman, nhưng sự kết dính trong tử cung có thể gây nguy cơ cho thai nhi đang phát triển. Bạn cũng có khả năng sẩy thai và thai chết lưu cao hơn ở phụ nữ không có tình trạng này.

Hội chứng Asherman cũng làm bạn tăng nguy cơ mắc các vấn đề khác trong thai kỳ như:

  • Nhau tiền đạo;
  • Gai nhau bám vào lớp cơ tử cung;
  • Chảy máu quá nhiều.

Các bác sĩ sẽ theo dõi thai kỳ chặt chẽ nếu bạn mắc hội chứng Asherman.

Bạn có thể điều trị hội chứng Asherman bằng phẫu thuật. Phẫu thuật thường làm tăng cơ hội thụ thai và mang thai thành công. Thông thường, các bác sĩ sẽ khuyên bạn nên chờ một năm sau khi phẫu thuật trước khi có kế hoạch mang thai.

3. Nguyên nhân gây hội chứng Asherman

Những nguyên nhân nào gây hội chứng Asherman?

Theo Hiệp hội Asherman International, khoảng 90% trường hợp người bệnh mắc mắc hội chứng Asherman sau khi làm thủ thuật nong cổ tử cung và cạo lòng cổ tử cung (D và C). Thủ thuật này thường được thực hiện sau sẩy thai.

Nếu bạn làm thủ thuật nong cổ tử cung và cạo lòng tử cung trong khoảng từ 2-4 tuần sau khi sinh do nhau thai còn sót lại, bạn sẽ có 25% khả năng phát triển hội chứng Asherman.

Đôi khi, tình trạng kết dính trong tử cung có thể xảy ra do kết quả của các phẫu thuật vùng chậu khác, chẳng hạn như mổ lấy thai, cắt bỏ u xơ hoặc polyp.

4. Chẩn đoán và điều trị hội chứng Asherman

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào giúp bạn chẩn đoán hội chứng Asherman?

Nếu bác sĩ nghi ngờ hội chứng Asherman, trước tiên họ sẽ lấy mẫu máu để loại trừ các tình trạng khác có thể gây ra các triệu chứng của bạn. Họ cũng có thể yêu cầu siêu âm để xem độ dày của niêm mạc tử cung và nang trứng.

Phương pháp tốt nhất giúp chẩn đoán hội chứng Asherman có lẽ là Hysteroscopy (nội soi tử cung). Trong thủ thuật này, bác sĩ sẽ làm giãn cổ tử cung của bạn và sau đó chèn hysteroscope (một dụng cụ quan sát giống như kính thiên văn nhỏ). Bác sĩ có thể sử dụng hysteroscope để quan sát bên trong tử cung và xem có vết sẹo nào không.

Bác sĩ cũng có thể đề nghị chụp hysterosalpingogram (HSG), còn gọi là chụp buồng tử cung vòi trứng có cản quang. Phương pháp HSG có thể giúp bác sĩ nhìn thấy tình trạng của tử cung và ống dẫn trứng của bạn. Trong thủ tục này, bạn sẽ được tiêm một loại thuốc cản quang đặc biệt vào tử cung để giúp bác sĩ dễ dàng xác định các vấn đề ở tử cung, tình trạng tăng trưởng bất thường hoặc tắc nghẽn ống dẫn trứng trên X-quang.

Bạn nên báo cho bác sĩ nếu có các tình trạng sau:

  • Bạn đã phẫu thuật tử cung trước đó và kinh nguyệt trở nên bất thường hoặc mất;
  •  Bạn liên tục bị sẩy thai ;
  • Bạn đang gặp khó khăn trong việc thụ thai.

Những phương pháp nào giúp điều trị hội chứng Asherman?

Mục tiêu của điều trị là khôi phục lại kích thuốc và hình dạng bình thường của tử cung. Ngoài chẩn đoán, nội soi bàng quang hysteroscopy cũng có thể được sử dụng để điều trị hội chứng Asherman. Trong thủ thuật này, bạn sẽ được gây mê và bác sĩ sẽ gắn các dụng cụ phẫu thuật nhỏ vào phần cuối của ống nội soi hysteroscope để loại bỏ các chất kết dính trong tử cung.

Sau phẫu thuật, bác sĩ sẽ chỉ định kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng và estrogen để cải thiện chất lượng niêm mạc tử cung.

Bạn sẽ cần làm lại nội soi hysteroscopy vào một ngày sau đó để bác sĩ kiểm tra xem ca phẫu thuật đã thành công và tử cung của bạn còn kết dính không.

Tình trạng tử cung kết dính có thể tái phát sau khi điều trị, vì vậy các bác sĩ khuyên bạn nên chờ một năm trước khi lên kế hoạch mang thai.

5. Phòng ngừa hội chứng Asherman

Những biện pháp tại nhà nào giúp bạn phòng ngừa hội chứng Asherman?

Cách tốt nhất để ngăn ngừa hội chứng Asherman là tránh làm phẫu thuật nong cổ tử cung và cạo lòng cổ tử cung. Trong hầu hết các trường hợp, có thể chọn sơ tán y tế sau khi sẩy thai, nhau thai còn sót hoặc xuất huyết sau sinh.

Nếu cần phải làm nong cổ tử cung và cạo lòng cổ tử cung, bác sĩ có thể dùng thêm siêu âm để hỗ trợ quá trình phẫu thuật và giảm nguy cơ tổn thương tử cung.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến hội chứng Asherman, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho chị em trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh. Chúc các bạn sức khỏe!

Ngày:20/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM