Bệnh xoắn buồng trứng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Xoắn buồng trứng là tình trạng nguy hiểm, xảy ra khi buồng trứng bị xoắn quanh các mô hỗ trợ đó. Đôi khi ống dẫn trứng cũng có thể bị xoắn. Tình trạng xoắn này sẽ ngăn chặn máu di chuyển đến các cơ quan sinh sản. Để hiểu rõ hơn về bệnh lý này, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây!

Bệnh xoắn buồng trứng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Xoắn buồng trứng là tình trạng xảy ra khi buồng trứng bị xoắn quanh các mô hỗ trợ đó. Đôi khi ống dẫn trứng cũng có thể bị xoắn. Tình trạng xoắn này sẽ ngăn chặn máu di chuyển đến các cơ quan sinh sản.

Xoắn buồng trứng là tình trạng nguy hiểm, cần được cấp cứu ngay nếu không sẽ dẫn đến hư buồng trứng.

2. Triệu chứng

Các triệu chứng buồng trứng bị xoắn gồm:

Khối u ở tử cung hoặc xương chậu Buồn nôn Đau vùng chậu nghiêm trọng Nôn Sốt Chảy máu bất thường

Các triệu chứng trên đây thường tương tự với các dấu hiệu của sỏi thận, viêm ruột thừa, nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm dạ dày ruột và các tình trạng khác.

Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?

Khi bạn có các dấu hiệu kể trên, hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ. Do các triệu chứng bệnh thường giống với các tình trạng sức khỏe khác, bác sĩ sẽ đề nghị một số xét nghiệm để chẩn đoán chính xác.

3. Nguyên nhân

Xoắn buồng trứng có thể xảy ra nếu buồng trứng có vấn đề, chẳng hạn như u nang hoặc u buồng trứng có thể làm cho cơ quan này bị lệch và không ổn định.

Tình trạng này cũng có thể xảy ra nếu bạn có:

Hội chứng buồng trứng đa nang Dây chằng buồng trứng dài Thắt ống dẫn trứng Đang mang thai Điều trị nội tiết tố (chữa vô sinh) có thể kích thích buồng trứng

Xoắn buồng trứng có thể xảy ra ở phụ nữ và bé gái ở bất cứ độ tuổi nào, nhưng thường xuất hiện ở người trong độ tuổi sinh sản (20-40 tuổi).

4. Chẩn đoán và điều trị

Những kỹ thuật nào giúp chẩn đoán xoắn buồng trứng?

Để chẩn đoán, bác sĩ sẽ đề nghị các xét nghiệm sau đây:

Siêu âm đầu dò qua âm đạo Siêu âm bụng Các xét nghiệm hình ảnh, gồm chụp CT và quét MRI Tổng phân tích tế bào máu giúp đo số lượng bạch cầu trong máu

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể đề nghị làm xét nghiệm máu và nước tiểu để loại trừ các nguyên nhân khác như:

Nhiễm trùng đường tiết niệu Áp xe buồng trứng Thai ngoài tử cung Viêm ruột thừa

Thông qua các xét nghiệm trên, bác sĩ chỉ có thể chẩn đoán sơ bộ về tình trạng xoắn. Để xác định chính xác, họ cần phải làm phẫu thuật chỉnh sửa.

Những phương pháp nào giúp điều trị xoắn buồng trứng?

Phẫu thuật là cách duy nhất để gỡ xoắn buồng trứng. Trong một số trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ gỡ xoắn ống dẫn trứng. Sau phẫu thuật, bạn sẽ được dùng thuốc để giảm nguy cơ tái phát bệnh. Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ phải cắt bỏ buồng trứng bị ảnh hưởng.

Quy trình phẫu thuật

Bác sĩ sẽ sử dụng một trong hai dạng phẫu thuật sau để gỡ xoắn buồng trứng:

Soi ổ bụng: Bác sĩ sẽ chèn một máy ảnh qua vết mổ nhỏ ở bụng dưới của bạn để có thể quan sát thấy các cơ quan bên trong. Tiếp theo, họ sẽ tạo một vết mổ khác để tiếp cận buồng trứng và sử dụng đầu dò hoặc công cụ khác để gỡ xoắn. Để thực hiện thủ thuật này, người bệnh sẽ được gây mê toàn thân. Bác sĩ cũng có thể đề nghị phẫu thuật này nếu bạn mang thai.

Phẫu thuật mở bụng: Với thủ thuật này, bác sĩ sẽ rạch một đường lớn hơn ở vùng bụng dưới để có thể tiếp cận và tháo xoắn buồng trứng bằng tay. Trong quá trình thực hiện, bạn sẽ được gây mê toàn thân và phải ở lại qua đêm sau khi làm phẫu thuật.

Nếu việc phẫu thuật tốn nhiều thời gian – và việc mất máu kéo dài đã khiến các mô xung quanh chết – bác sĩ sẽ loại bỏ nó bằng cách:

Cắt buồng trứng: Nếu các mô buồng trứng không còn hoạt động, bác sĩ sẽ sử dụng thủ thuật nội soi để cắt bỏ buồng trứng.

Cắt bỏ buồng trứng – vòi trứng: Nếu cả hai mô buồng trứng và ống dẫn trứng không còn hoạt động, bác sĩ sẽ sử dụng thủ thuật nội soi để loại bỏ cả hai. Họ cũng có thể đề nghị thủ thuật này để ngăn ngừa tái phát tình trạng ở những phụ nữ đã mãn kinh.

Giống như các phẫu thuật khác, phẫu thuật gỡ xoắn buồng trứng cũng có một số rủi ro như đông máu, nhiễm trùng và biến chứng do gây mê.

Thuốc

Bác sĩ có thể cho dùng thuốc giảm đau không kê đơn để giúp giảm triệu chứng trong quá trình phục hồi:

Paracetamol Ibuprofen Naproxen

Nếu cơn đau của bạn nghiêm trọng hơn, bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm đau opioid như:

Oxycodone Oxycodone với paracetamol

Bác sĩ cũng có thể kê thuốc tránh thai liều cao hoặc các biện pháp kiểm soát sinh sản nội tiết tố khác để giảm nguy cơ tái phát bệnh.

Xoắn buồng trứng có nguy hiểm không?

Một biến chứng có thể xảy ra là hoại tử. Hoại tử buồng trứng là tình trạng các mô buồng trứng chết do mất máu. Lúc này, bác sĩ sẽ phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng bị ảnh hưởng.

Phẫu thuật cho hoại tử buồng trứng có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, vì buồng trứng sản xuất và giải phóng trứng để thụ tinh.

Tuy nhiên, nếu bác sĩ không cắt bỏ buồng trứng, người bệnh sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng, có thể gây áp xe hoặc viêm phúc mạc.

Xoắn buồng trứng là một tình trạng nguy hiểm và phẫu thuật là cần thiết để điều chỉnh nó. Chẩn đoán và điều trị chậm trễ có thể làm tăng nguy cơ biến chứng và bạn sẽ cần phải làm thêm phẫu thuật để điều trị.

Một khi buồng trứng được kiểm soát hoặc loại bỏ, bạn có thể cần có các biện pháp kiểm soát sinh sản để giảm nguy cơ tái phát. Tình trạng xoắn không có tác động đến khả năng thụ thai hoặc mang thai của người bệnh.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh xoắn buồng trứng, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!

Ngày:07/09/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM