Bệnh lỗ rò âm đạo trực tràng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Một lỗ rò âm đạo trực tràng là một kết nối bất thường giữa phần dưới của ruột già (trực tràng) và âm đạo. Các chất có trong ruột có thể bị rò rỉ thông qua các lỗ rò, cho phép khí hoặc phân đi qua âm đạo. Cùng eLib.VN tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về bệnh lý này nhé!

Bệnh lỗ rò âm đạo trực tràng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Một lỗ rò âm đạo trực tràng là một kết nối bất thường giữa phần dưới của ruột già (trực tràng) và âm đạo. Các chất có trong ruột có thể bị rò rỉ thông qua các lỗ rò, cho phép khí hoặc phân đi qua âm đạo.

Một lỗ rò âm đạo trực tràng có thể do:

Chấn thương trong khi sinh đẻ Bệnh Crohn hoặc bệnh viêm ruột khác Bức xạ trị liệu hoặc ung thư vùng xương chậu Các biến chứng sau phẫu thuật vùng chậu

Tình trạng này có thể gây ra đau đớn tinh thần và khó chịu về thể chất, có thể ảnh hưởng đến lòng tự trọng và sự gần gũi.

Hãy nói chuyện với bác sĩ nếu bạn có dấu hiệu và triệu chứng của một lỗ rò âm đạo trực tràng, ngay cả khi bạn thấy xấu hổ về nó. Một số lỗ rò âm đạo trực tràng có thể tự đóng lại, nhưng hầu hết các trường hợp cần đến phẫu thuật.

Mức độ phổ biến của lỗ rò âm đạo trực tràng

Khoảng 0,5% phụ nữ đẻ thường mắc phải tình trạng lỗ rò âm đạo trực tràng. Tuy nhiên, tình trạng này ít phổ biến hơn ở các nước phát triển như Hoa Kỳ. Có đến 10% những người bị bệnh Crohn phát triển lỗ rò âm đạo trực tràng. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

2. Triệu chứng

Tùy thuộc vào kích thước và vị trí của lỗ rò, bạn có thể có các triệu chứng nhẹ hoặc các vấn đề lớn liên quan đến tiểu tiện và vệ sinh. Các dấu hiệu và triệu chứng của một lỗ rò âm đạo trực tràng có thể bao gồm:

Khí, phân hay mủ tiết ra từ âm đạo Âm đạo xả mùi hôi Nhiễm trùng tái phát đường âm đạo hoặc đường tiểu Kích thích hoặc đau ở âm hộ, âm đạo và vùng giữa âm đạo và hậu môn (tầng sinh môn) Đau khi quan hệ tình dục

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Đi khám bác sĩ nếu bạn gặp bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng của một lỗ rò âm đạo trực tràng. Một lỗ rò có thể là dấu hiệu cảnh báo đầu tiên của vấn đề nghiêm trọng hơn như một khu vực chứa đầy mủ (áp xe) hoặc ung thư. Xác định nguyên nhân gây ra lỗ rò có thể giúp bác sĩ quyết định kế hoạch điều trị.

3. Nguyên nhân

Các nguyên nhân phổ biến nhất của một lỗ rò âm đạo trực tràng bao gồm:

Các biến chứng trong khi sinh. Trong một lần chuyển dạ khó khăn, đáy chậu có thể bị xé rách hoặc bác sĩ có thể rạch một vết cắt ở đáy chậu (cắt tầng sinh môn) để đưa bé ra. Bệnh viêm ruột (IBD). Bệnh Crohn và viêm loét đại tràng thuộc loại viêm ruột gây viêm bên trong đường tiêu hóa. Trong các trường hợp hiếm hoi, những tình trạng này có thể làm tăng nguy cơ phát triển một lỗ rò. Ung thư hoặc bức xạ vùng xương chậu. Ung thư ở âm đạo, cổ tử cung, trực tràng, tử cung hoặc hậu môn có thể gây ra một lỗ rò âm đạo trực tràng. Bức xạ để điều trị các bệnh ung thư cũng có thể tạo ra một lỗ rò. Phẫu thuật. Phẫu thuật âm đạo, trực tràng, tầng sinh môn, hậu môn có thể gây ra chấn thương hoặc nhiễm trùng dẫn đến một khe hở bất thường.

Các nguyên nhân khác bao gồm:

Nhiễm trùng hậu môn hoặc trực tràng Viêm nhiễm các túi trong ruột (viêm túi thừa) Phân mắc kẹt trong trực tràng (ứ phân) Nhiễm trùng do HIV Lạm dụng tình dục

4. Chẩn đoán & điều trị

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán lỗ rò âm đạo trực tràng?

Lỗ rò âm đạo trực tràng có thể là vấn để khó khăn để chia sẻ. Tuy nhiên, bạn hãy nói với bác sĩ về các triệu chứng của mình, nhờ đó bạn sẽ được chữa trị.

Bác sĩ đầu tiên sẽ hỏi về các triệu chứng và thăm khám lâm sàng. Bác sĩ sẽ kiểm tra âm đạo, hậu môn và đáy chậu với găng tay. Bác sĩ có thể khám khu vực này rõ ràng hơn với dụng cụ mỏ vịt được chèn vào âm đạo để mở rộng nó. Ống soi ruột thẳng có thể giúp bác sĩ nhìn rõ hậu môn và trực tràng.

Các xét nghiệm bác sĩ có thể sử dụng để giúp chẩn đoán lỗ rò âm đạo trực tràng bao gồm:

Siêu âm hậu môn trực tràng hoặc siêu âm qua âm đạo. Trong thử nghiệm này, một công cụ giống cây đũa được đưa vào hậu môn và trực tràng hoặc vào âm đạo. Siêu âm là sử dụng sóng âm để tạo ra hình ảnh từ bên trong xương chậu. Thụt methylen. Bác sĩ sẽ đưa một miếng bông gòn vào âm đạo. Sau đó, một loại thuốc nhuộm màu xanh được tiêm vào trực tràng. Sau 15-20 phút, nếu miếng bông gòn chuyển thành màu xanh, bạn có một lỗ rò. Thụt bari. Bạn sẽ nhận được chất cản quang giúp bác sĩ thấy rõ lỗ rò trên phim chụp X-quang. Cắt lớp vi tính (chup CT ). Xét nghiệm này sử dụng tia X mạnh để hiển thị các hình ảnh chi tiết bên trong xương chậu. Chụp cộng hưởng từ (MRI). Xét nghiệm này sử dụng một từ trường mạnh và sóng radio để hiển thị hình ảnh bên trong xương chậu. Nó có thể cho thấy một lỗ rò hoặc các vấn đề khác với các cơ quan như một khối u.

Những phương pháp nào dùng để điều trị lỗ rò âm đạo trực tràng?

Việc điều trị lỗ rò chủ yếu là phẫu thuật để đóng lỗ bất thường này. Tuy nhiên, bạn không thể tiến hành phẫu thuật nếu bạn đang bị nhiễm trùng hoặc viêm. Các mô xung quanh lỗ rò cần phải được chữa lành đầu tiên.

Bác sĩ có thể khuyên bạn nên đợi 3-6 tháng cho nhiễm trùng được chữa lành và theo dõi xem lỗ rò có tự đóng lại không. Bạn sẽ nhận được thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng hoặc infliximab (Remicade) để làm giảm tình trạng viêm nếu bạn có bệnh Crohn.

Phẫu thuật lỗ rò âm đạo trực tràng có thể được thực hiện thông qua vùng bụng, âm đạo hoặc đáy chậu. Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ lấy một mảnh mô từ một nơi khác trong cơ thể làm một nắp hoặc nút đóng lỗ rò. Bác sĩ phẫu thuật cũng sẽ sửa chữa các cơ thắt hậu môn nếu nó bị hư.

Một số phụ nữ cần mổ thông ruột kết. Phẫu thuật này tạo ra một khe hở gọi là lỗ thoát qua thành bụng. Đoạn cuối của ruột già được đưa qua khe hở nối với một túi chứa chất thải cho đến khi lỗ rò được chữa lành.

Bạn có thể xuất viện trong ngày sau phẫu thuật. Đối với một số loại phẫu thuật, bạn sẽ cần phải ở lại qua đêm trong bệnh viện để theo dõi.

Các rủi ro có thể xảy ra do phẫu thuật bao gồm:

Chảy máu Nhiễm trùng Tổn thương bàng quang, niệu quản hoặc ruột Cục máu đông ở chân hoặc phổi Tắc nghẽn trong ruột Sẹo

6. Chế độ sinh hoạt phù hợp

Lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn đối phó với lỗ rò âm đạo trực tràng:

Rửa bằng nước. Xối nước hoặc nhẹ nhàng rửa vùng sinh dục bên ngoài bằng nước ấm mỗi khi bạn thấy có dịch tiết âm đạo hoặc phân. Tránh các chất gây kích ứng. Xà phòng có thể làm khô và gây kích ứng da, nhưng bạn có thể cần loại xà phòng nhẹ không mùi. Tránh loại xà phòng mạnh hoặc có mùi thơm và băng vệ sinh có mùi thơm. Thụt rửa âm đạo có thể tăng nguy cơ nhiễm trùng. Khô hoàn toàn. Để khu vực này thông thoáng và khô ráo sau khi rửa hoặc nhẹ nhàng thấm nhẹ với bằng vải sạch hoặc khăn khô. Tránh cọ xát với giấy vệ sinh khô. Các loại khăn giấy, khăn lau hoặc bông gòn được làm ẩm, không chứa cồn, không mùi là một lựa chọn tốt. Bôi một loại kem hoặc bột. Kem ẩm là hàng rào bảo vệ da khỏi bị kích thích từ các dịch lỏng hoặc phân. Bột phấn rôm cho em bé hoặc bột bắp cũng có thể giúp giảm bớt sự khó chịu. Hãy hỏi bác sĩ giới thiệu một loại sản phẩm. Bạn hãy bảo đảm khu vực này sạch và khô ráo trước khi bôi bất kỳ loại kem hoặc bột nào. Mặc đồ lót vải cotton và quần áo rộng thoáng. Quần áo chật có thể hạn chế luồng không khí lưu thông và làm trầm trọng thêm các vấn đề về da. Thay đổi đồ lót bẩn liên tục. Các sản phẩm như miếng đệm thấm, miếng lót dùng một lần hoặc tã người lớn có thể tiện lợi nếu có dịch lỏng hoặc phân, nhưng chắc chắn các loại này phải có lớp thấm tốt phía trên.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh lỗ rò âm đạo trực tràng, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!

Ngày:07/09/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM