Thai chết lưu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Thai chết lưu là tình trạng em bé đã chết sau tuần thứ 20 của thai kỳ. Tìm hiểu về dấu hiệu, nguyên nhân, điều trị và phòng ngừa thai lưu trong bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn.

Thai chết lưu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Thai chết lưu là tình trạng em bé đã chết trước khi sinh, sau tuần thứ 20 của thai kỳ. Tình trạng em bé mất trước tuần thứ 20 của thai kỳ được gọi là sẩy thai.

Hầu hết phụ nữ có thai chết lưu sẽ có một đứa con khỏe mạnh trong thai kỳ tiếp theo. Nếu thai chết lưu được gây ra bởi rối loạn về nhiễm sắc thể hoặc vấn đề về dây rốn, khả năng xảy ra lần nữa sẽ ít. Nếu nguyên nhân gây ra tình trạng thai chết lưu là một căn bệnh mạn tính ở người mẹ hoặc một rối loạn di truyền của bố mẹ thì nguy cơ cao hơn. Trung bình thì cơ hội mang thai thành công trong tương lai là trên 90%.

2. Triệu chứng thường gặp

Triệu chứng của thai chết lưu là thai sẽ chết sau 24 tuần thai kỳ.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

3. Nguyên nhân gây bệnh

Các nguyên nhân gây ra tình trạng thai chết lưu bao gồm:

Dị tật bẩm sinh, có hoặc không có sự bất thường về nhiễm sắc thể; Dây rốn bất thường. Tình trạng sa dây rốn, dây rốn ra khỏi âm đạo trước khi em bé được sinh ra, đã ngăn chặn việc cung cấp oxy trước khi em bé có thể tự thở. Dây rốn có nguy cơ thắt, quấn chặt quanh tay chân hoặc cổ của em bé trước khi sổ thai; Nhau thai, nguồn nuôi dưỡng thai bị bất thường. Trong tình trạng nhau bong, nhau thai tách khỏi thành tử cung quá sớm; Bệnh lý ở người mẹ như tiểu đường hoặc huyết áp cao, đặc biệt là tăng huyết áp do mang thai hoặc tiền sản giật; Thai chậm tăng trưởng trong tử cung, khiến thai nhi có nguy cơ tử vong do thiếu dinh dưỡng; Thiếu dinh dưỡng; Nhiễm trùng trong thai kỳ; Tiếp xúc với các tác nhân môi trường như thuốc trừ sâu hoặc carbon monoxide; Cá nhân hoặc gia đình có tiền sử bệnh lý đông máu như huyết khối, viêm tĩnh mạch huyết khối hoặc thuyên tắc phổi.

Khoảng một nửa số thai chết lưu có liên quan đến các biến chứng nhau thai, điều này có nghĩa là vì một số lý do nào đó mà nhau thai (cơ quan liên kết nguồn cung cấp máu của thai và của mẹ cũng như nuôi dưỡng thai trong bụng mẹ) không hoạt động đúng.

Khoảng 10% trường hợp thai chết lưu là do một số loại dị tật bẩm sinh. Một tỷ lệ nhỏ của thai chết lưu là do vấn đề về sức khỏe của người mẹ, ví dụ như tiền sản giật hoặc các vấn đề khác như chấn thương và nhiễm trùng dây rốn.

4. Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải tình trạng thai chết lưu?

Thai chết lưu có thể ảnh hưởng bất kỳ phụ nữ mang thai nào. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc thai chết lưu?

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ bị thai chết lưu như là:

Từng bị thai chết lưu; Lạm dụng rượu hoặc ma túy; Hút thuốc lá; Béo phì; Dưới 15 tuổi hoặc trên 35 tuổi.

5. Điều trị hiệu quả

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán thai chết lưu?

Nếu bạn nghi ngờ em bé có thể đã chết trong thai kỳ, bác sĩ có thể sử dụng một thiết bị Doppler cầm tay hoặc siêu âm để kiểm tra nhịp tim của thai. Nếu thai nhi đã chết và không có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe thì bác sĩ sẽ cho bạn thời gian để suy nghĩ muốn làm gì tiếp theo. Bạn có thể chọn chờ đợi để chuyển dạ tự nhiên hoặc chuyển dạ bằng thuốc.

Nếu sức khỏe của bạn có nguy cơ bị ảnh hưởng, bác sĩ cần phải lấy em bé càng sớm càng tốt. Hiếm có trường hợp thai chết lưu nào được lấy ra bằng thủ thuật mổ lấy thai. Sau đó, bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm để tìm ra nguyên do thai chết lưu.

Những phương pháp nào dùng để điều trị thai chết lưu?

Sau khi thai chết lưu, nhiều phụ huynh muốn xem và giữ lại em bé. Bạn có thể đặt tên cho con và xây dựng những kỷ niệm bằng cách chụp hình lại hay giữ một lọn tóc, điều đó hoàn toàn tùy thuộc vào bạn.

Tìm hiểu nguyên do dẫn đến tình trạng thai chết lưu có thể xoa dịu nỗi đau và cung cấp thông tin nếu bạn muốn có thai trong tương lai, do đó bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm để tìm ra lý do tại xảy ra tình trạng này.

Bác sĩ sẽ thảo luận về các kết quả kiểm tra và khám nghiệm tử thi (nếu bạn quyết định thực hiện) trong một cuộc hẹn theo dõi vài tuần sau khi sinh. Bạn cũng có thể hỏi bác sĩ về các tác động có thể xuất hiện trong lần mang thai tiếp theo.

6. Chế độ sinh hoạt phù hợp

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

Ngừng hút thuốc; Tránh uống rượu và các loại thuốc trong khi mang thai, chúng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển của thai, làm tăng nguy cơ sẩy thai và thai chết lưu; Khám thai đầy đủ để nữ hộ sinh có thể theo dõi sự phát triển và sức khỏe của em bé.

Thai chết lưu và sẩy thai muộn có thể làm suy sụp bố mẹ của em bé và các thành viên trong gia đình bao gồm cả trẻ em và bạn bè. Bạn hãy chia sẻ với bác sĩ, nữ hộ sinh cộng đồng và người thăm hỏi sức khỏe hoặc với các bậc bố mẹ khác đã bị mất em bé. Có rất nhiều nhóm hỗ trợ để giúp đỡ bạn. Các nhóm này là những cha mẹ, những người đã trải qua tình trạng thai chết lưu, các chuyên gia chăm sóc sức khỏe chẳng hạn như nhân viên hỗ trợ trẻ em hoặc nữ hộ sinh chuyên khoa.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến Thai chết lưu, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!

Ngày:10/09/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM