Hội chứng rượu bào thai - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Uống rượu khi mang thai có thể gây dị tật bẩm sinh và chậm phát triển trí não cho trẻ khi sinh ra. Trong thực tế, cồn (bia, rượu vang, hay rượu mạnh) là nguyên nhân hàng đầu của các dị tật bẩm sinh có thể ngăn chặn được và các khuyết tật gây chậm phát triển. Bài viết dưới đây sẽ nói rõ hơn về triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị của bệnh, mời các bạn tham khảo!

Hội chứng rượu bào thai - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Hội chứng rượu bào thai gì?

Uống rượu khi mang thai có thể gây dị tật bẩm sinh và chậm phát triển trí não cho trẻ khi sinh ra. Trong thực tế, cồn (bia, rượu vang, hay rượu mạnh) là nguyên nhân hàng đầu của các dị tật bẩm sinh có thể ngăn chặn được và các khuyết tật gây chậm phát triển.

Trẻ tiếp xúc với rượu từ trong bụng mẹ có thể xuất hiện một loạt các rối loạn trong bào thai do rượu. Những rối loạn bao gồm hàng loạt các vấn đề về thể chất, hành vi và học tập. Loại nghiêm trọng nhất của bệnh là hội chứng rượu bào thai. Nguyên nhân là do uống nhiều rượu trong khi mang thai.

Mức độ phổ biến của hội chứng rượu bào thai?

Các chuyên gia không biết chính xác có bao nhiêu người mắc các rối loạn rượu bào thai. Một số phương pháp khác nhau đã được sử dụng để ước tính xem có bao nhiêu người đang sống chung với bệnh. Các rối loạn bao gồm một số chẩn đoán liên quan đến việc tiếp xúc của trẻ trong suốt thời kì mang thai. Cụ thể hơn, hội chứng rượu bào thai được chẩn đoán có liên quan mật thiết đến các dấu hiệu bất thường về phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

2. Triệu chứng thường gặp

Các triệu chứng của hội chứng rượu bào thai là gì?

Dị tật cơ thể

Các khiếm khuyết về thể chất có thể bao gồm:

  • Đặc điểm khuôn mặt khác biệt như có đôi mắt nhỏ, môi trên cực mỏng, mũi ngắn và hếch, phần da giữa mũi và môi trên phẳng (không rõ nhân trung);
  • Dị dạng khớp, chân tay và các ngón tay;
  • Cơ thể phát triển chậm trước và sau khi sinh;
  • Thị lực kém hoặc gặp các vấn đề về thính giác;
  • Vòng đầu và kích thước não nhỏ;
  • Dị tật ở tim và các vấn đề với thận và xương.

Các vấn đề về não bộ và hệ thống  thần kinh trung ương

Vấn đề với bộ não và hệ thống thần kinh trung ương có thể bao gồm:

  • Khả năng phối hợp hoặc giữ cân bằng kém ;
  • Khuyết tật về trí tuệ, rối loạn học tập và phát triển chậm ;
  • Trí nhớ kém ;
  • Khả năng tập trung và giải quyết thông tin kém ;
  • Khó khăn trong việc lý luận và giải quyết vấn đề;
  • Khó khăn trong việc xác định hậu quả của các lựa chọn ;
  • Kĩ năng phán đoán kém ;
  • Bồn chồn hoặc hiếu động thái quá;
  • Nhanh chóng thay đổi tâm trạng.

Các vấn đề về xã hội và hành vi

Các vấn đề trong hoạt động, đối phó và tương tác với những người khác có thể bao gồm:

  • Khó khăn ở trường học ;
  • Gặp rắc rối khi hoà đồng với người khác;
  • Các kĩ năng xã hội kém;
  • Khó thích nghi với sự thay đổi hoặc chuyển đổi qua nhiệm vụ khác ;
  • Có vấn đề về hành vi và kiểm soát cơn bốc đồng ;
  • Khái niệm về thời gian kém ;
  • Gặp khó khăn trong hoàn thành nhiệm vụ;
  • Khó khăn trong việc lên kế hoạch và làm việc theo mục tiêu.

Có thể có một số triệu chứng không được liệt kê ở trên. Nếu bạn có bất kỳ lo ngại về một triệu chứng, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn nên đi gặp bác sĩ ?

Nếu bạn đang mang thai và không thể ngừng uống rượu, hãy hỏi bác sĩ sản khoa để được giúp đỡ.

Chẩn đoán sớm có thể giúp giảm nguy cơ các rối loạn lâu dài cho trẻ mắc hội chứng rượu bào thai, báo cho bác sĩ biết nếu bạn uống rượu khi mang thai. Đừng chờ đến khi các vấn đề phát sinh mới đi tìm sự giúp đỡ.

Nếu bạn nhận con nuôi hoặc đang nhận chăm sóc nuôi dưỡng trẻ, bạn có thể không biết mẹ đẻ của trẻ có uống rượu khi mang thai hay không – và bạn có thể không ngờ rằng con bạn có thể có hội chứng rượu bào thai. Tuy nhiên, nếu con bạn có vấn đề với việc học và hành vi, nói chuyện với bác sĩ  để xác đinh nguyên nhân chính.

3. Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gì gây ra hội chứng rượu bào thai?

Khi bạn đang mang thai và uống rượu:

Rượu vào máu của bạn và qua nhau thai đến bào thai đang phát triển trong bụng. Nồng độ rượu trong bào thai của bạn cao hơn trong cơ thể vì quá trình chuyển hoá rượu của bào thai chậm hơn so với của người lớn. Rượu cản trở việc cung cấp oxy và dinh dưỡng tối ưu cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Tiếp xúc với rượu trước khi sinh có thể gây tổn hại cho sự phát triển của các mô, các cơ quan và gây tổn thương não vĩnh viễn cho trẻ. Bạn uống càng nhiều khi mang thai thì nguy cơ đối với thai nhi càng cao. Tuy nhiên, bất kỳ lượng rượu nào cũng có thể gây nguy cơ cho con bạn. Mạch não, tim và máu của bé bắt đầu phát triển trong những tuần đầu của thai kỳ, trước khi bạn có thể biết mình đang mang thai.

Đặc điểm khuôn mặt, khuyết tật tim và các cơ quan khác, bao gồm cả xương và hệ thống thần kinh trung ương có thể xảy ra như là kết quả của việc uống rượu trong 3 tháng đầu thai kì. Đó là khi các bộ phận của thai nhi trong giai đoạn phát triển quan trọng. Tuy nhiên, nguy cơ luôn có mặt bất cứ lúc nào trong thời kì mang thai.

4. Nguy cơ mắc phải

Những gì làm tăng nguy cơ bị hội chứng rượu bào thai?

Lượng rượu bạn uống càng nhiều trong khi mang thai thì nguy cơ cho con bạn càng cao. Không có hàm lượng rượu tiêu thụ nào là an toàn cho trẻ trong khi bạn mang thai.

Bạn có thể gây nguy hiểm cho trẻ thậm chí trước khi nhận ra bạn đang mang thai. Đừng uống rượu nếu:

Bạn đang mang thai Bạn nghĩ rằng mình có thể có thai Bạn đang cố gắng thụ thai

5. Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kĩ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán hội chứng rượu bào thai?

Chẩn đoán càng sớm, điều trị càng khả quan. Nói chuyện với bác sĩ nếu bạn nghĩ rằng con bạn có thể bị hội chứng rượu bào thai. Hãy cho bác sĩ biết nếu bạn có uống rượu khi đang mang thai.

Khám sức khỏe  cho trẻ có thể phát hiện tiếng thổi của tim hoặc các vấn đề tim mạch khác. Khi trẻ lớn, có thể có dấu hiệu khác giúp xác định chẩn đoán. Chúng bao gồm:

  • Tăng trưởng chậm;
  • Đặc điểm khuôn mặt bất thường hoặc xương tăng trưởng;
  • Thính giác và tầm nhìn có vấn đề ;
  • Nói và hiểu chậm ;
  • Vòng đầu nhỏ ;
  • Khả năng phối hợp kém.

Để chẩn đoán một người nào đó bị hội chứng rượu bào thai, bác sĩ phải xác định rằng họ có đặc điểm khuôn mặt không bình thường, chậm phát triển hơn so với tốc độ tăng trưởng bình thường và có vấn đề với hệ thống thần kinh trung ương. Những vấn đề của hệ thống thần kinh trung ương có thể biểu hiện qua thể chất  hay hành vi. Trẻ có thể hiếu động thái quá, thiếu sự phối hợp hoặc kém tập trung hay không học được.

Những phương pháp nào dùng để điều trị hội chứng rượu bào thai?

Mặc dù hội  là vô phương cứu chữa, có những phương pháp điều trị đối với một số triệu chứng. Chẩn đoán càng sớm, kết quả điều trị càng khả quan. Tùy thuộc vào các triệu chứng bệnh, trẻ có thể cần nhiều bác sĩ thuộc nhiều chuyên khoa khác nhau thăm khám. Giáo dục đặc biệt và các dịch vụ xã hội có thể giúp trẻ em rất nhiều. Ví dụ như các nhà trị liệu ngôn ngữ có thể  giúp trẻ mới biết đi học cách nói chuyện.

Tại nhà

Trẻ em bị hội chứng rượu bào thai sẽ đượcổn định từ một gia đình ổn định, giàu tình thương. Trẻ bị bệnh này thường nhạy cảm hơn với sự thay đổi các thói quen so với trẻ bình thường. Trẻ đặc biệt có xu hướng phát triển giải quyết các vấn đề bằng bạo lực và lạm dụng chất gây nghiện trong cuộc sống sau này nếu được tiếp xúc với bạo lực hoặc lạm dụng khi nhỏ. Những trẻ này thường làm tốt với các thói quen lặp lại, quy tắc đơn giản dễ làm và được thưởng cho các hành vi tích cực.

Thuốc

Không có thuốc chữa trị bệnh này. Tuy nhiên, một số loại thuốc có thể giải quyết các triệu chứng, bao gồm:

  • Thuốc chống trầm cảm để điều trị các cảm xúc buồn chán và tiêu cực;
  • Thuốc kích thích để điều trị chứng thiếu tập trung, hiếu động thái quá và các vấn đề hành vi khác;
  • Thuốc an thần để điều trị sự lo lắng và tính hung hăng;
  • Thuốc chống lo âu để điều trị lo âu.

Tư vấn

Huấn luyện hành vi cũng có thể giúp ích cho trẻ bị hội chứng rượu bào thai. Ví dụ như học về tình bạn dạy cho trẻ các kĩ năng xã hội để tương tác với các bạn đồng lứa. Huấn luyện các kĩ năng điều hành có thể cải thiện khả năng tự kiểm soát, lập luận và sự hiểu biết về mối tương quan nhân quả. Trẻ em bị hội chứng rượu bào thai cũng có thể cần sự giúp đỡ trong học tập.

Bố mẹ và anh chị em cũng có thể cần sự giúp đỡ trong việc đối phó với những thách thức mà tình trạng này gây ra. Sự giúp đỡ này có thể thông qua nói chuyện trị liệu hoặc từ các nhóm hỗ trợ. Bố mẹ cũng có thể được đào tạo riêng phù hợp với nhu cầu của con cái họ. Chương trình đào tạo giúp bố mẹ tương tác tốt nhất với con mình.

Giải pháp thay thế

Một số bố mẹ tìm các phương pháp điều trị khác như xoa bóp và châm cứu. Phương pháp điều trị thay thế cũng bao gồm các kĩ thuật vận động như tập thể dục hoặc yoga.

6. Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của hội chứng rượu bào thai?

Lối sống và biện pháp tại nhà sau có thể giúp bạn đối phó với hội chứng rượu bào thai:

Không uống rượu nếu bạn đang cố gắng có thai. Nếu bạn chưa ngừng uống, dừng lại ngay sau khi biết mình đang mang thai hoặc nếu bạn thậm chí nghĩ rằng bạn có thể có thai. Không bao giờ là quá muộn để dừng uống rượu khi mang thai, nhưng dừng uống rượu càng sớm thì càng tốt cho con bạn. Tiếp tục tránh uống rượu trong suốt thời gian thai kỳ. Hội chứng rượu bào thai là hoàn toàn có thể tránh được nếu mẹ không uống rượu khi mang thai. Xem xét bỏ rượu trong tuổi sinh đẻ nếu bạn quan hệ tình dục và không dùng các biện pháp phòng tránh thai nào. Nhiều khi thụ thai là ngoài ý muốn do vậy thiệt hại có thể xảy ra trong những tuần đầu tiên của thai kỳ. Nếu bạn có thói quen uống rượu, nên được giúp đỡ trước khi có thai. Nhận sự trợ giúp chuyên nghiệp để xác định mức độ phụ thuộc vào rượu và phát triển một kế hoạch điều trị.

Nếu bạn có thắc mắc, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn để hiểu rõ hơn về giải pháp tốt nhất cho bạn.

Hy vọng với một số thông tin trên đây về Hội chứng rượu bào thai sẽ hữu ích cho chị em  trong quá trình tìm hiểu, phòng tránh và điều trị bệnh. Chúc các bạn sức khỏe!

Ngày:19/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM