Bệnh nhau bong non - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Nhau bong non, còn được gọi là sự bong sớm của nhau thai chưa trưởng thành, là một biến chứng nghiêm trọng của thai kỳ. Bệnh có thể gây ra một só biến chứng thành sẩy thai, chảy máu, sinh non và cần cấp cứu ngay lập tức. Để hiểu rõ hơn về bệnh, mời các bạn tham khảo bài viết sau đây.

Bệnh nhau bong non - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Định nghĩa

Nhau bong non là bệnh gì?

Nhau bong non, còn được gọi là sự bong sớm của nhau thai chưa trưởng thành, là một biến chứng nghiêm trọng của thai kỳ. Các vỏ nhau thai tách ra khỏi thành bên trong của tử cung trước khi sinh. Nhau bong non được phân thành độ I, II, III từ nhẹ đến nặng. Mức độ III là tình trạng nặng nhất.

Một khi nhau thai bị tách ra khỏi thành tử cung thì không có phương pháp nào để đưa nhau trở lại. Nếu không điều trị kịp thời sẽ khiến thai nhi thiếu oxy và chất dinh dưỡng, bạn cũng có thể bị mất máu nặng. Nhau bong non có thể biến chứng thành sẩy thai, chảy máu, sinh non và cần cấp cứu ngay lập tức.

Những ai thường mắc phải nhau bong non?

Nhau bong non là một căn bệnh phổ biến. Bất kì phụ nữ nào cũng có nguy cơ mắc bệnh nhau bong non. Nhưng bệnh này thường phổ biến ở phụ nữ mang thai trên 35 tuổi hoặc dưới 20 tuổi. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

2. Triệu chứng và dấu hiệu

Những triệu chứng và dấu hiệu của nhau bong non là gì?

Các triệu chứng chung là:

Chảy máu tử cung, co thắt tử cung bất thường, và suy thai dựa trên các xét nghiệm kiểm tra tim thai. Các cơn co thắt gây đau. Mệt mỏi, huyết áp thấp, nhịp tim nhanh, đau bụng, và đau lưng.

Ngoài ra, tùy theo từng mức độ nghiêm trọng của nhau bong non (độ I, II, III), các triệu chứng có thể khác nhau:

  • Nhau bong non độ I: có hiện tượng chảy máu nhẹ từ âm đạo, các cơn co thắt tử cung nhẹ, sinh hiệu ổn định, và nhịp tim của thai nhi ổn định. Xét nghiệm đông máu bình thường.
  • Nhau bong non độ II: có hiện tượng chảy máu vừa phải, co thắt bất thường, huyết áp thấp, suy thai, và đông máu bất thường.
  • Nhau bong non độ III: nặng nhất; Hiện tường này xuất hiện chảy máu và co thắt mạnh, huyết áp rất thấp, thai chết, và khó đông máu.

Có thể có các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nên gọi bác sĩ hoặc đến bệnh viện nếu bạn có một trong các triệu chứng sau:

Xuất huyết âm đạo; Đau bụng; Đau lưng; Co thắt tử cung liên hồi.

3. Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ra nhau bong non là gì?

Nguyên nhân chính gây nhau bong non chưa được xác định rõ, nhưng không phải do di truyền.

Sang chấn khi mang thai cũng có thể gây ra nhau bong non:

Chấn thương trực tiếp ở vùng bụng (do tai nạn giao thông, bị ngã xe, do tai nạn sinh hoạt, do bị đánh hoặc ngã khi lao động); Do vết kim đâm vào lá nhau không đúng chỗ, gây chảy máu tạo thành khối máu tụ sau nhau gây ra nhau bong.

Nếu thủ thuật ngoại xoay thai của bác sĩ sản khoa không đúng kỹ thuật, làm kéo dây rốn cũng có thể dẫn đến nguy cơ nhau bong non ở bệnh nhân.

4. Nguy cơ mắc bệnh

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc nhau bong non?

Có rất nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ nhau bong non, bao gồm:

Tiền căn nhau bong non: Nếu bạn đã từng bị bong nhau thai, bệnh có nguy cơ tái phát cho lần mang thai tiếp tiếp.

Huyết áp cao: Cao huyết áp làm tăng nguy cơ nhau bong non ở thai phụ.

Chấn thương bụng: Chấn thương vùng bụng của bạn (ví dụ như tai nạn giao thông) làm tăng khả năng nhau bong non.

Lạm dụng chất gây nghiện: Nhau bong non có khả năng tiến triển trầm trọng hơn nếu bạn hút thuốc hoặc sử dụng cocaine khi mang thai.

Vỡ ối sớm: Trong thời gian mang thai, thai nhi được bao bọc và đệm bởi một màng chứa đầy dịch lỏng gọi là túi ối. Nguy cơ nhau bong non tăng nếu túi ối bị vỡ trước khi bắt đầu chuyển dạ.

Rối loạn trong quá trình đông máu: Bất cứ tình trạng làm suy yếu khả năng đông máu đều làm tăng nguy cơ nhau bong non.

Đa thai: Nếu bạn sinh đôi hay sinh ba, việc sinh bé đầu tiên có thể dẫn đến những thay đổi trong tử cung, gây bong nhau thai trước khi bé sau ra đời.

Tuổi của bạn: Nhau bong non phổ biến hơn ở phụ nữ lớn tuổi, đặc biệt là sau 40 tuổi.

5. Điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị nhau bong non?

Việc điều trị được diễn ra trong bệnh viện và bác sĩ phải ổn định tình trạng của bạn trước. Bạn sẽ được truyền dịch tĩnh mạch, tiêm thuốc để ổn định huyết áp và duy trì lưu lượng nước tiểu ổn định. Trong vài trường hợp khẩn cấp, bác sĩ cần mổ lấy đứa bé hoặc truyền máu. Hầu hết trẻ sơ sinh đã đủ tháng trong tình trạng nhau bong nhẹ có thể được sinh tự nhiên, nhưng cần một bác sĩ chuyên khoa sản nhi chăm sóc đặc biệt.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán nhau bong non?

Bệnh nhau bong non có thể được chẩn đoán bằng nhiều cách:

Kiểm tra bệnh án; Khám lâm sàng; Xét nghiệm máu, và các xét nghiệm khác.

6. Phong cách sống và thói quen sinh hoạt

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của nhau bong non?

Những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh nhau bong non:

Khám tiền sản sớm và liên tục để phát hiện và điều trị kịp thời tại nhau bong non tại bệnh viện. Điều trị các bệnh như tiểu đường (đái tháo đường) và cao huyết áp sớm để giảm nguy cơ nhau bong non.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh nhau bong non, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu, điều trị và phòng ngừa bệnh!

Ngày:06/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM