Không có âm đạo - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Không có âm đạo là tình trạng bé gái sinh ra mất âm đạo. Một số trường hợp, phần trên âm đạo vẫn bình thường nhưng sẽ không có phần dưới. Để hiểu rõ hơn về bệnh lý này, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây!

Không có âm đạo - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Không có âm đạo là tình trạng gì?

Không có âm đạo là tình trạng bé gái sinh ra mất âm đạo. Trong một số trường hợp, phần trên âm đạo vẫn bình thường nhưng sẽ không có phần dưới. Tình trạng này gọi là không có phần âm đạo dưới.

2. Triệu chứng

Các triệu chứng của hội chứng này gồm:

Có một túi nhỏ ngay cửa âm đạo Không có kinh nguyệt Đau bụng dưới bất thường

Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?

Hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn không có kinh nguyệt trong thời gian dậy thì (khoảng 13 tuổi trở lên).

Hội chứng không có âm đạo ảnh hưởng như thế nào đến nữ giới?

Tùy thuộc vào cơ quan sinh sản bị tác động, ảnh hưởng của hội chứng đối với đời sống tình dục và khả năng sinh sản sẽ khác nhau. Phụ nữ có tử cung với kích thước bình thường vẫn sẽ có khả năng mang thai và sinh con.

Phần lớn các khoái cảm ở phụ nữ đều xuất phát từ sự kích thích ở âm vật. Những bệnh nhân không có âm đạo nhưng vẫn có cấu tạo cơ quan sinh dục bên ngoài như bình thường, nên họ vẫn có thể đạt cực khoái.

3. Nguyên nhân

Hội chứng không có âm đạo là một rối loạn bẩm sinh, xảy ra khi hệ sinh sản của trẻ không phát triển đầy đủ khi còn trong bụng mẹ.

Ngoài ra, các cơ quan sinh sản khác cũng có thể mất hoặc nhỏ. Nguyên nhân gây ra những bất thường này vẫn chưa biết rõ.

Bên cạnh đó, hội chứng không có âm đạo cũng có thể là triệu chứng của một số tình trạng liên quan đến bất thường ở hệ sinh sản, chẳng hạn như:

Hội chứng Mayer-Rokitansky-Kuster-Hauser (MRKH): tình trạng gây ra âm đạo và tử cung không có hoặc kém phát triển, cùng với các bất thường khác.

Hội chứng MURCS: một tình trạng bao gồm các bất thường của hội chứng MRKH cũng như một số bệnh khác, gồm bất thường cột sống, thấp người và khiếm khuyết ở thận.

Hội chứng không nhạy cảm androgen: tình trạng người bệnh thiếu âm đạo, cổ tử cung, tử cung, ống dẫn trứng và buồng trứng.

4. Chẩn đoán và điều trị

Những kỹ thuật nào giúp chẩn đoán hội chứng không có âm đạo?

Bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh dựa vào bệnh sử và kết quả khám sức khỏe. Việc chẩn đoán hội chứng có thể xảy ra tại các thời điểm khác nhau trong cuộc sống, ví dụ như:

Khi bố mẹ hoặc bác sĩ phát hiện trẻ không có cửa âm đạo hoặc hậu môn Khi trẻ đang làm các kiểm tra nghi ngờ về thận Trong giai đoạn dậy thì, khi trẻ không có kinh nguyệt nhưng vẫn có ngực, lông nách và lông mu phát triển

Để có thể xác định phương pháp điều trị, bác sĩ sẽ yêu cầu các xét nghiệm sau:

Xét nghiệm máu. Xét nghiệm máu để đánh giá nhiễm sắc thể và đo nồng độ hormone của trẻ. Điều này giúp bác sĩ xác nhận chẩn đoán và loại trừ các tình trạng khác.

Siêu âm. Hình ảnh siêu âm sẽ giúp bác sĩ xác định xem bạn có tử cung và buồng trứng không.

Chụp cộng hưởng từ (MRI). MRI giúp bác sĩ quan sát rõ đường sinh sản và thận của người bệnh.

Những phương pháp nào giúp điều trị hội chứng không có âm đạo?

Thời gian bắt đầu điều trị sẽ phụ thuộc vào thời gian phát hiện triệu chứng. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của người bệnh, bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp phẫu thuật (tạo hình âm đạo) sau đây:

Sử dụng phương pháp ghép da (quy trình McIndoe)

Trong thủ tục McIndoe, bác sĩ phẫu thuật sẽ sử dụng da từ mông của người bệnh để tạo ra âm đạo. Họ thực hiện một vết mổ ở khu vực âm đạo, chèn mảnh ghép da để tạo cấu trúc và hình dáng.

Sau đó, bác sĩ sẽ cho bạn dùng máy giãn âm đạo cả ngày. Sau khoảng 3 tháng, bạn chỉ cần dùng máy vào ban đêm. Khi quan hệ tình dục, bạn có thể dùng gel bôi trơn để duy trì chức năng âm đạo.

Chèn một thiết bị y tế (thủ thuật Vecchietti)

Trong thủ thuật Vecchietti, bác sĩ phẫu thuật sẽ đặt một thiết bị y tế hình ô liu ở cửa âm đạo nhờ vào phương pháp nội soi. Họ sẽ hướng dẫn bạn sử dụng thiết bị này trong vòng một tuần để tạo ra âm đạo. Sau đó, bác sĩ sẽ tháo thiết bị. Nếu có quan hệ tình dục, bạn sẽ phải dùng chất bôi trơn.

Sử dụng một phần ruột già để tạo âm đạo

Trong thủ thuật này, bác sĩ sẽ chuyển một phần ruột già đến cửa bộ phận sinh dục để tạo âm đạo mới. Phần còn lại của ruột già sẽ được khâu lại với nhau. Đối với thủ thuật này, bạn không cần dùng máy giãn âm đạo mỗi ngày và ít cần phải bôi trơn khi quan hệ tình dục.

Hội chứng không có âm đạo có nguy hiểm không?

Nếu không điều trị, hội chứng này có thể ảnh hưởng đến đời sống tình dục của người bệnh. Sau khi điều trị, bạn có thể quan hệ tình dục bình thường. Tuy nhiên, nếu tử cung cũng bị ảnh hưởng, bạn sẽ không thể mang thai.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến hội chứng không có âm đạo, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!

Ngày:07/09/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM