Bệnh teo âm đạo - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Teo âm đạo (viêm âm đạo teo) là tình trạng thành âm đạo mỏng đi, khô và viêm do hàm lượng estrogen trong cơ thể thấp. Teo âm đạo thường xảy ra nhất sau khi mãn kinh. Cùng eLib.VN tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về bệnh lý này nhé!
Mục lục nội dung
1. Tìm hiểu chung
Teo âm đạo (viêm âm đạo teo) là tình trạng thành âm đạo mỏng đi, khô và viêm do hàm lượng estrogen trong cơ thể thấp. Teo âm đạo thường xảy ra nhất sau khi mãn kinh.
Đối với nhiều phụ nữ, teo âm đạo không chỉ gây đau khi giao hợp, mà còn dẫn đến các triệu chứng đau đớn đường tiết niệu. Do tính chất kết nối các triệu chứng âm đạo và tiết niệu của tình trạng này, các chuyên gia đồng ý với một thuật ngữ chính xác hơn cho teo âm đạo và các triệu chứng kèm theo của nó là “hội chứng niệu sinh dục thời kỳ mãn kinh (GSM)”.
Về cơ bản, luôn có các phương pháp điều trị hiệu quả đối với hội chứng niệu sinh dục thời kỳ mãn kinh như teo âm đạo và các triệu chứng tiết niệu kèm theo. Nồng độ estrogen thấp gây ra nhiều thay đổi trong cơ thể, nhưng không có nghĩa là bạn phải sống với sự khó chịu của bệnh.
Mức độ phổ biến của teo âm đạo
Từ 10-40% phụ nữ trải qua các triệu chứng viêm âm đạo teo sau khi mãn kinh, nhưng chỉ có 20-25% trong số người có triệu chứng cần được điều trị. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.
2. Triệu chứng
Các triệu chứng phổ biến của teo âm đạo là:
Khô âm đạo Âm đạo bỏng rát Dịch tiết từ âm đạo Ngứa bộ phận sinh dục Đi tiểu bỏng rát Tính cấp thiết khi đi tiểu Nhiễm trùng đường tiểu thường xuyên Tiểu không tự chủ Chảy máu nhẹ sau khi giao hợp Khó chịu khi giao hợp Dịch bôi trơn âm đạo giảm khi hoạt động tình dục Ống âm đạo ngắn lại và bị thắt chặt
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Bạn nên đến khám bác sĩ nếu nằm trong những trường hợp sau đây:
Giao hợp đau mà không giải quyết được với kem dưỡng ẩm âm đạo hoặc các dung dịch bôi trơn (loại không chứa glycerin, Astroglide, KY Intrigue, những loại khác) Các triệu chứng ở âm đạo như chảy máu bất thường, chảy dịch, nóng rát hoặc đau nhức.
3. Nguyên nhân
Hội chứng niệu sinh dục thời kỳ mãn kinh (GSM) gây ra bởi sự sụt giảm sản xuất estrogen. Ít estrogen làm cho mô âm đạo mỏng hơn, khô hơn, ít co giãn và yếu hơn.
Sự sụt giảm nồng độ estrogen có thể xảy ra:
Sau khi mãn kinh Những năm trước khi mãn kinh (tiền mãn kinh) Sau khi phẫu thuật cắt bỏ cả hai buồng trứng (mãn kinh do phẫu thuật) Sau khi xạ trị vùng chậu cho bệnh ung thư Sau hóa trị ung thư Tác dụng phụ của hormone điều trị bệnh ung thư vú
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh có thể bắt đầu làm bạn khó chịu trong những năm đầu thời kỳ tiền mãn kinh hoặc vài năm trong thời kỳ mãn kinh. Mặc dù tình trạng này là phổ biến, không phải tất cả phụ nữ mãn kinh đều trải qua bệnh này. Việc quan hệ tình dục thường xuyên, thậm chí là thủ dâm, có thể giúp duy trì một mô âm đạo khỏe mạnh.
4. Nguy cơ mắc phải
Có rất nhiều yếu tố nguy cơ teo âm đạo như:
Hút thuốc. Hút thuốc lá ảnh hưởng đến tuần hoàn máu, kết quả làm âm đạo và các mô khác không nhận đủ oxy. Hút thuốc cũng làm giảm những tác động của estrogen tự nhiên lên cơ thể. Bên cạnh đó, những phụ nữ hút thuốc thường bị mãn kinh sớm. Sinh đẻ không qua đường âm đạo. Các nhà nghiên cứu quan sát thấy những phụ nữ không sinh con qua đường âm đạo có nhiều khả năng bị teo âm đạo hơn những phụ nữ sinh con qua đường âm đạo. Không hoạt động tình dục. Quan hệ tình dục hoặc thủ dâm làm tăng lưu thông máu và làm cho các mô âm đạo đàn hồi hơn.
5. Chẩn đoán & điều trị
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán teo âm đạo?
Bác sĩ tiến hành khám thực thể và hỏi về bệnh sử. Bác sĩ có thể hỏi về việc sử dụng các chất kích ứng tại chỗ gây ra hoặc làm nặng thêm các triệu chứng như xà phòng hay nước hoa.
Độ pH hoặc axit trong âm đạo cũng được xem xét. Độ pH 4,6 hoặc cao hơn có thể giúp bác sĩ xác định viêm âm đạo bị teo. Độ pH bình thường khu vực này là từ 4,5 trở xuống.
Các bác sĩ cũng có thể yêu cầu sàng lọc nhiễm trùng, đặc biệt là trong các trường hợp chảy dịch hoặc chảy máu. Xét nghiệm tiểu đường có thể được thực hiện để loại trừ bệnh tiểu đường.
Ví dụ các nhiễm trùng cũng có thể xuất hiện bao gồm nấm candida, lạc nội mạc tử cung và viêm âm đạo do vi khuẩn. Viêm âm đạo teo có thể làm cho khu vực này dễ bị lây nhiễm. Nó có thể xảy ra cùng với một nhiễm trùng.
Nếu chẩn đoán không rõ ràng hoặc nghi ngờ bị bệnh ác tính, bác sĩ có thể yêu cầu sinh thiết để loại trừ ung thư.
Khám âm đạo có thể gây khó chịu hoặc đau ở bệnh nhân viêm âm đạo teo.
Những phương pháp nào dùng để điều trị teo âm đạo?
Các phương pháp điều trị tại chỗ có thể có tác dụng.
Đối với các trường hợp nhẹ, chất bôi trơn âm đạo dạng hòa tan trong nước giúp giao hợp dễ dàng hơn.
Dầu bôi trơn, dầu khoáng hoặc các loại dầu khác không phù hợp. Những chất này có thể tăng nguy cơ nhiễm trùng và có thể làm hỏng bao cao su hoặc màng ngăn.
Liệu pháp thay thế hormone (HRT) như thuốc, gel, miếng dán hoặc cấy ghép có thể cung cấp estrogen toàn thân. Cách này có hiệu quả, nhưng có thể có tác dụng phụ. Bệnh nhân nên thảo luận những rủi ro lâu dài của liệu pháp này với bác sĩ.
Liệu pháp thay thế hormone cục bộ được bôi tại chỗ và tập trung xử lý trên khu vực bị ảnh hưởng. Kem estriol liều thấp có thể được sử dụng để kích thích sinh sản nhanh và sửa chữa các tế bào biểu mô âm đạo.
Viên đặt âm đạo, kem, nhẫn và vòng có thể được đặt bên trong để cung cấp estrogen cho vùng âm đạo.
Tập thể dục thường xuyên rất quan trọng vì giúp lưu thông máu và tăng tuần hoàn máu ở bộ phận sinh dục. Thử nghiệm với chế độ ăn uống cũng có thể có hiệu quả. Estrogen thực vật, hạt lanh, dầu cá và cohosh đen có thể giúp giảm viêm âm đạo teo.
6. Chế độ sinh hoạt hợp lý
Lối sống sau và biện pháp khắc phục có thể giúp bạn đối phó với teo âm đạo:
Thử loại kem dưỡng ẩm không cần toa. Điều này giúp khôi phục độ ẩm ở khu vực âm đạo. Sử dụng chất bôi trơn dạng nước không cần toa. Cách này có thể giảm cảm giác khó chịu khi giao hợp. Dành thời gian âu yếm trước khi giao hợp. Bôi trơn âm đạo gây kích thích, có thể giảm các triệu chứng khô hoặc bỏng rát.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh teo âm đạo, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!
Tham khảo thêm
- doc Hội chứng Asherman - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh âm đạo có mùi hôi - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm vùng chậu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Đau bụng kinh - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh khí hư bất thường - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh khô âm đạo - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Xét nghiệm Pap - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Xét nghiệm nhiễm khuẩn âm đạo - Những thông tin cần biết
- doc Bệnh viêm âm hộ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm âm đạo do nấm - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm âm đạo - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh lỗ rò âm đạo - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh lỗ rò âm đạo trực tràng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm khuẩn âm đạo - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Triệu chứng mất kinh - Nguyên nhân, biến chứng và cách điều trị
- doc Bệnh mittelschmerz - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nang tuyến Bartholin - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tiền mãn kinh - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh ung thư âm hộ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh ung thư âm đạo - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Phẫu thuật giá âm đạo không căng - Những thông tin cần biết
- doc Trễ kinh: Nguyên nhân, điều trị và phòng ngừa