Bệnh viêm màng ối - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Viêm màng ối là tình trạng nhiễm vi khuẩn ở màng ngoài hoặc màng ối xung quanh thai nhi trước hoặc trong quá trình sinh. Bệnh có thể dẫn đến sinh non hoặc nhiễm trùng nghiêm trọng ở mẹ và bé. Các triệu chứng viêm màng ối thường giống các tình trạng sức khỏe khác, do đó việc phát hiện bệnh sớm sẽ giúp điều trị hiệu quả hơn. Dưới đây là bài viết chi tiết về bệnh, mời các bạn tham khảo!

Bệnh viêm màng ối - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Bệnh viêm màng ối là gì?

Viêm màng ối là tình trạng nhiễm vi khuẩn trước hoặc trong quá trình sinh. Tình trạng này xảy ra ở màng ngoài và màng ối xung quanh thai nhi.

Viêm màng ối có thể dẫn đến sinh non hoặc nhiễm trùng nghiêm trọng ở mẹ và bé.

2. Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng viêm màng ối là gì?

Mặc dù viêm màng ối thường không gây ra bất kỳ triệu chứng nào, nhưng một số mẹ bầu sẽ có các dấu hiệu sau:

  • Sốt;
  • Nhịp tim nhanh;
  • Đau tử cung;
  • Nước ối đổi màu và có mùi hôi.

Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất bất kỳ dấu nào kể trên hay các triệu chứng bất thường trong thai kỳ, hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ. Các triệu chứng viêm màng ối thường giống các tình trạng sức khỏe khác, do đó việc phát hiện bệnh sớm sẽ giúp điều trị hiệu quả hơn.

3. Nguyên nhân

Nguyên nhân viêm màng ối là gì?

Khi vi khuẩn thường trú ngụ ở âm đạo di chuyển vào tử cung, sẽ gây nhiễm khuẩn màng ối. Những loại vi khuẩn phổ biến gây viêm màng ối gồm E.coli, Streptococci nhóm B và vi khuẩn kỵ khí.

Bên cạnh màng thai, nước ối và nhau thai cũng có thể bị nhiễm trùng.

4. Nguy cơ mắc phải

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc viêm màng ối?

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm màng ối gồm:

  • Mang thai sớm (phụ nữ dưới 21 tuổi);
  • Tình trạng kinh tế không ổn định;
  • Mang thai lần đầu;
  • Thời gian chuyển dạ và sinh lâu;
  •  Màng thai bị rách trong một thời gian dài;
  • Sinh non;
  • Làm nhiều kiểm tra âm đạo trong quá trình chuyển dạ (chỉ là một yếu tố nguy cơ cho phụ nữ bị rách màng thai);
  • Bị nhiễm trùng đường sinh dục dưới (âm đạo, âm hộ…);
  • Có làm theo dõi tim thai bằng băng ghi điện tử;
  • Sử dụng đồ uống có cồn hoặc thuốc lá.

5. Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Bạn hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm chi tiết.

Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán viêm màng ối?

Thông thường, bác sĩ sẽ chẩn đoán viêm màng ối thông qua kiểm tra thực thể, kết hợp với các xét nghiệm khác.

Bác sĩ cũng có thể yêu cầu làm chọc dò nước ối nếu nghi ngờ bạn sinh non. Bạn có thể bị viêm màng ối nếu nước ối có nồng độ glucose thấp, đồng thời nồng độ các tế bào bạch cầu và vi khuẩn cao.

Những phương pháp nào giúp điều trị viêm màng ối?

Ngay khi bạn được chẩn đoán viêm màng ối, bác sĩ sẽ nhanh chóng điều trị bệnh để phòng tránh các biến chứng.

Việc điều trị sớm có thể giúp hạ sốt, rút ngắn thời gian hồi phục và giảm nguy cơ nhiễm trùng.

Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc kháng sinh để điều trị viêm màng ối. Bạn sẽ được tiêm tĩnh mạch kháng sinh trong thời gian mang thai và kéo dài đến khi sinh con. Một số loại kháng sinh thường dùng cho tình trạng này như:

Ampicillin Penicillin Gentamicin Clindamycin Metronidazole

Khi nhiễm trùng đáp ứng với điều trị, bác sĩ sẽ cho bạn ngừng dùng kháng sinh. Bạn có thể rời viện nếu không còn sốt. Hầu hết người bệnh không cần phải uống kháng sinh tại nhà.

Viêm màng ối có nguy hiểm không?

Viêm màng ối là một tình trạng nguy hiểm, cần được điều trị kịp thời. Bệnh có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, như:

  • Nhiễm khuẩn huyết (nhiễm trùng máu);
  • Viêm nội mạc tử cung ;
  • Phải sinh mổ;
  • Mất nhiều máu khi sinh;
  • Cục máu đông trong phổi và xương chậu.

Trẻ có mẹ bị viêm màng ối cũng mắc một số biến chứng nghiêm trọng, như:

Viêm màng não. Tuy nhiên, biến chứng này rất hiếm khi xảy ra. Viêm phổi hoặc nhiễm khuẩn huyết. Nhiễm khuẩn huyết thường phổ biến hơn ở trẻ sinh non.

Trong một số trường hợp hiếm gặp, các biến chứng viêm màng ối có thể đe dọa tính mạng trẻ sinh non. Tuy nhiên, nếu được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời, bạn có thể phòng tránh các biến chứng nguy hiểm này.

6. Phòng ngừa

Những biện pháp nào giúp bạn phòng ngừa viêm màng ối?

Bác sĩ cố gắng phòng ngừa viêm màng ối ngay từ những ngày đầu khám thai. Họ sẽ yêu cầu bạn làm một số xét nghiệm để có thể sớm phát hiện bệnh như:

  • Tầm soát viêm âm đạo trong tam cá nguyệt thứ hai;
  • Tầm soát nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B khi bạn ở tuần thai 35 – 37.

Hy vọng với một số thông tin trên đây về bệnh viêm màng ối sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh. Chúc các bạn sức khỏe!

Ngày:12/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM