Bài học Hóa 11
Mục lục nội dung
1. Giới thiệu bài học Hóa học 11
Trong số các bộ môn trong chương trình trung học phổ thông thì hóa học lớp 11 được đánh giá là tương đối khó. Hóa học lớp 11 có khối lượng kiến thức cả về phương diện thực nghiệm lẫn lý thuyết rất lớn đòi hỏi người học phải có tư duy tính toán tốt. Trong các bài thi có phần bài thuần lý thuyết, thuần tính toán, lại có dạng bài kết hợp đặc tính hóa học với sự tính toán theo công thức. Nếu các em học sinh không nắm được bản chất vấn đề, không hiểu được "gốc" kiến thức thì chắc chắn không làm được bài tập bởi kiến thức Hóa học liên kết chặt chẽ với nhau, từ kiến thức bài đơn giản đến kiến thức bài phức tạp nhất, đây chính là cái khó của bộ môn "khó nhằn" này. Chính vì vậy để giúp các em nắm vững kiến thức và học tập thật tốt, eLib đã tổng hợp và biên soạn để gửi đến các em hệ thống bài giảng chương trình SGK môn Hóa học 11 gồm 9 chương với 47 bài bên dưới. Nội dung của các bài học được biên tập đầy đủ, bám sát với nội dung SGK, bố cục rõ ràng, thuận tiện để các em có thể tham khảo từng bài giảng chi tiết ở Menu bên trái đối với PC và Menu ở trên đối với Mobile.
2. Hướng dẫn học hiệu quả môn Hóa học 11
Hóa học 11 là môn học khó tuy nhiên nếu có bí quyết, phương pháp học tốt thì chắc chắn kết quả học tập của các em sẽ được cải thiện rõ rệt. Để giúp các em nắm vững kiến thức, vận dụng giải bài tập hiệu quả và dễ dàng, eLib cung cấp một số kinh nghiệm để học tốt môn Hóa lớp 11. Các em cùng tham khảo nhé!
2.1. Thường xuyên làm thí nghiệm Hóa học
Hoá học là một môn học ứng dụng thực tế. Vì thế, để học tốt lý thuyết hoá, theo dõi phản ứng hoá học là một điều không thể thiếu. Khi làm thí nghiệm, chúng ta có thể dễ dàng nhớ được hiện tượng và các chất sinh ra, nó sẽ rất có ích cho các bài tập cụ thể.
2.2. Tự giác học ở nhà
Bí quyết hàng đầu để có thể học tốt Hóa học lớp 11 chính là tự học. Thời gian trên lớp mỗi tuần 2- 3 buổi không thể nào giúp bạn nắm trọn kiến thức và có kĩ năng làm bài tâp thành thạo.
Khi học thì chúng ta cần học kĩ để nắm rõ được bản chất thật sự của kiến thức, sau đó tự mình rút ra được những kết luận, ghi chép vào vở tóm tắt những ý chính mình vừa học được. Từ kiến thức ấy các em có thể giải các bài tập hóa họa trong sách giáo khoa một cách dễ dàng.
2.3. Làm nhiều dạng bài tập
Hóa học là môn học có rất nhiều các bài tập giải phương trình hóa học, các công thức hóa học rắc rối và khó nhớ. Nếu chỉ học lí thuyết không thì các em học sinh khó có thể nhớ được nội dung những công thức đó.
Bởi vậy cách tốt nhất là các em cần thường xuyên luyện bài tập, làm thật nhiều bài tập với các dạng bài khác nhau. Quá trình này giúp các em không chỉ nhớ công thức mà còn tìm ra được nhiều cách giải, cách giải tối ưu đơn giản tiết kiệm thời gian nhất.
2.4. Học nhóm ngoài giờ học
Đây là phương pháp tuân thủ nguyên tắc "Học thầy không tày học bạn". Mỗi nhóm nên có từ 3 đến 7 học sinh tham gia. Mỗi nhóm có 1 nhóm trưởng thực sự học tập gương mẫu và có kết quả học tập tốt làm nhóm trưởng. Các thành viên có điều kiện giúp đỡ lẫn nhau bạn học khá gúp đỡ bạn học yếu hơn, rèn kĩ năng hoạt động nhóm chính là rèn kĩ lao động sau này vì bất cứ một công việc gì cũng cần sự phối hợp của nhiều thành viên.
3. Những lưu ý để học tốt môn Hóa học 11
Để học tốt và xây dựng niềm đam mê với môn Hóa học bên cạnh những bí quyết đã kể trên, các em cần lưu ý một số điểm sau:
3.1. Xây dựng nhóm học tập tích cực
Với những ưu điểm kể trên của việc học nhóm ngoài giờ nếu mỗi thành viên không tự giác tích cực thì hiệu quả hoạt động không cao, dễ dẫn đến hoạt động của nhóm theo chiều hướng khác và không hiệu quả. Do đó để học nhóm có kết quả, các em cần:
- Hoạt động nhóm nên có lịch hoạt động, địa điểm ổn định và phải quy ước nhóm thật rõ ràng.
- Sau khi kết một thúc bài, một chương mỗi thành viên trong nhóm đều phải tích cực học và làm bài tập. Trước khi đến học nhóm mỗi cá nhân mang theo những câu hỏi thắc mắc, những bài tập chưa làm được.
- Trong buổi học nhóm mỗi thành viên đưa ra những câu hỏi, những vấn đề mình băn khoăn nhờ các bạn trong nhóm giúp đỡ, nếu lời giải thích chưa thỏa đáng sẽ tập hợp lại gửi giáo viên bộ môn giảng giải.
3.2. Nắm thật vững lý thuyết
Bất cứ môn học nào nếu muốn học giỏi thì các em học sinh cần phải nắm chắc lí thuyết, định nghĩa cơ bản.
Ví dụ khi các em học một chất hóa học nào đó thì các em cần nắm được công thức hóa học chất đó, đặc tính vật lí, tính chất hóa học cũng như cách điều chế và ứng dụng của chất đó trong cuộc sống.
Nếu không nắm chắc được những nội dung lí thuyết thì học sinh sẽ không hiểu được bản chất của vấn đề, khi làm các bài tập hóa học nhất định sẽ gặp nhiều khó khăn.
Lý thuyết là nền tảng để giúp các em học sinh có thể vận dụng vào để làm những bài tâp từ đơn giản đến hóc búa. Chính bởi vậy mà các em học sinh cần lưu ý ghi nhớ thật chắc kiến thức lí thuyết cơ bản Hóa học lớp 11.
Tham khảo thêm
- pdf
Bài 1: Sự điện ly
- docx
Bài 2: Axit, bazơ và muối
- docx
Bài 3: Sự điện li của nước
- docx
Bài 4: Phản ứng trao đổi ion
- docx
Bài 5: Luyện tập
- docx
Bài 6: Bài thực hành 1
- doc
Bài 7: Nitơ
- doc
Bài 8: Amoniac và muối amoni
- doc
Bài 9: Axit nitric và muối nitrat
- doc
Bài 10: Photpho