Bài học Sinh 7
Mục lục nội dung
1. Giới thiệu bài học Sinh học 7
Hệ thống bài học Sinh học 7 được eLib biên soạn nhằm giúp các em hệ thống hóa kiến thức cơ bản theo chương trình SGK môn Sinh học 7. Bài học được bố cục theo từng bài thuộc chương trình Sinh học 7 của ban cơ bản với 9 chương 62 bài học.
Mỗi bài học gồm có bốn phần:
- Tóm tắt lý thuyết
- Bài tập minh họa
- Luyện tập gồm trắc nghiệm và tự luận
- Kết luận
Nội dung bài học được phân tích bao gồm các vấn đề cơ bản, đồng thời có mở rộng ở mức độ phù hợp để học sinh vừa có điều kiện ôn tập vừa liên hệ củng cố và nâng cao kiến thức.
Các bài tập minh họa được trình bày dưới dạng câu hỏi và hướng dẫn trả lời nhằm giúp học sinh rèn luyện các kỹ năng làm bài tập.
Các câu hỏi luyện tập có hai dạng: một số câu hỏi cơ bản và các câu hỏi nâng cao ở mức phù hợp để các học sinh khá, giỏi mở rộng kiến thức.
2. Một số phương pháp học tập đạt hiệu quả cao
2.1. Đọc bài mới trước khi đến lớp
Không chỉ với môn sinh học mà bất kỳ môn học nào cũng vậy, việc đọc bài trước ở nhà vô cùng quan trọng. Điều này cũng được các giáo viên nhắc đi nhắc lại nhiều lần khi kết thúc tiết học, Tuy nhiên, đa số các bạn học sinh không quan tâm, không để ý đến vấn đề này.
Đọc bài ở nhà trước, giúp các bạn nắm được khái quát buổi học hôm sau được học những gì, có liên quan gì với bài học trước. Nếu tập trung đọc bài trước ở nhà, các bạn có thể nắm được phần lớn kiến thức cơ bản nhất của bài học đó, đồng thời tìm ra những điểm chưa hiểu. Đến tiết học sau, các em sẽ hiểu bài nhanh hơn, coi như lần học thứ hai, những điều chưa hiểu có thể nhờ thầy cô giáo giải đáp.
Khi đọc bài trước ở nhà, ngoài những phần chính, các em nên chú ý đến những dòng in nghiêng, câu hỏi cuối mỗi phần lớn và câu hỏi cuối bài. Cố gắng trả lời những câu hỏi đó, rất có thể đó là những câu trong để kiểm tra, đề thi hoặc có cấu trúc tương tự. Nếu có phần đọc thêm, hãy đọc phần này, đó là những thông tin thú vị liên quan đến môn học, có thể sẽ tạo sự thích thú của các em với môn học, từ đó học tốt hơn.
2.2. Ghi nhớ kiến thức bằng sơ đồ tư duy
Ghi nhớ kiến thức là điều quan trọng khi học bất kỳ môn học nào. Môn sinh học càng quan trọng hơn, có rất nhiều thông tin các em cần phải ghi nhớ và các bài, các chương sẽ liên kết lại với nhau thành một hệ thống kiến thức lớn chứ không tách rời. Do đó, việc tổng hợp và khái quát lại kiến thức là vô cùng quan trọng.
Cách ghi nhớ truyền thống là ghi tóm tắt lại những điều đã học ra giấy. Trình bày sao cho mạch lạc, dễ hiểu nhất. Đây là một cách học hiệu quả nhưng không phải ai cũng phù hợp với phương pháp này. Mặc dù đã tóm tắt nhưng chữ vẫn rất nhiều, các bạn học sinh vẫn sẽ gặp khó khăn trong việc ghi nhớ kiến thức.
Sơ đồ tư duy là phương pháp được nhiêu chuyên gia khuyên học sinh nên sử dụng khi cần hệ thống lại những kiến thức đã học. Đây là dạng sơ đồ giống như sơ đồ cây nhưng có nhiều nhánh hơn, câu chữ gắn gọn hơn (gồm các từ khóa chính, hạn chế dùng câu dài), sử dụng nhiều hình ảnh minh họa.
Theo nghiên cứu, não bộ con người tư duy hình ảnh tốt hơn chữ. Do đó, việc sử dụng hình ảnh trong sơ đồ tư duy tạo ấn tượng sâu sắc hơn, giúp ghi nhớ nhanh và nhớ lâu hơn các kiến thức trong bài.
2.3. Trao đổi với giáo viên và bạn bè
Trao đổi với giáo viên và bạn bè là nhờ giáo viên giải đáp những phần chưa hiểu, thảo luận các vấn đề trong bài với bạn bè và thầy cô. Tuy nhiên, trao đổi cũng là tranh luận, đưa ra ý kiến và tìm các bằng chứng thuyết phục, chứng minh ý kiến của mình. Khi tranh luận, não bộ liên tục phải suy nghĩ nhanh, đưa ra ý kiến nhanh nhất, cố gắng thuyết phục mọi người.
Để tranh luận tốt thì chắc chắn các em phải nắm rõ kiến thức trong sách, hơn nữa còn tìm hiểu thêm các thông tin bên ngoài. Quá trình này sẽ giúp các em ghi nhớ kiến thức dễ dàng và nhớ lâu hơn là học thuộc lòng. Việc tìm hiểu sâu về môn Sinh có thể giúp các em khám phá ra nhiều khía cạnh thú vị của môn học, từ đó yêu thích môn Sinh hơn và học tốt hơn.
Tuy nhiên, nhiều giáo viên vẫn áp dụng phương pháp giáo dục truyền thống, học sinh ngồi dưới lớp nghe giáo viên giảng bài, cô đọc trò chép, học thuộc lòng,… Trong trường hợp này, các em có thể áp dụng việc hỏi bài thầy cô, nếu muốn thảo luận với bạn trong giờ học có thể ý kiến với giáo viên. không thầy cô nào từ chối một học trò ham học cả. Nếu vẫn không được thì các em có thể tự học nhóm với nhau, trong khi học nhóm có vấn đề không hiểu, buổi học sau có thể nhờ thầy cô giải đáp.
2.4. Chú ý quan sát với các tiết học thực hành
Tuy rất ít nhưng trong chương trình Sinh học lớp 7 vẫn có những giờ học thực hanh. Nếu các em được giáo viên tổ chức những giờ học như vậy thì nên chú ý tập trung cao độ trong giờ học này. Đây là những kiến thức thực tế, không có trong sách vở. Học thực hành thú vị hơn học trên lớp nhiều. Do đó, đừng lãng phí cả buổi học để nói chuyển, coi buổi học này là buổi đi chơi không phải lên lớp.
3. Kết quả học tập cần đạt được
3.1. Về kiến thức
- Nắm được đặc điểm chung và vai trò của các ngành động vật, cấu tạo và hoạt động sống của đại diện cho các ngành hay các lớp động vật.
- Phân biệt được sự khác nhau về hình thái, cấu tạo, đặc điểm môi trường sống, tập tính và sự phát triển theo từng giai đoạn của các loài động vật đại diện cho từng nhóm.
- Nêu được hướng tiến hóa của động vật, đồng thời nhận biết sơ bộ về các đơn vị phân loại và hệ thống phân loại động vật.
- Mô tả được hình thái, cấu tạo của cơ thể sinh vật thông qua đại diện của các nhóm động vật trong mối quan hệ với môi trường sống.
3.2. Về kĩ năng
- Quan sát, mô tả, phân tích được tiêu bản, giải phẫu mẫu động vật.
- Vận dụng được kiến thức để mô tả, giải thích được một số hiện tượng sinh học của động vật thường gặp trong cuộc sống (cá, chim, ...).
3.3. Đối tượng
- Học sinh đang học lớp 7 muốn củng cố kiến thức cơ bản, thử sức với các đề kiểm tra.
- Phụ huynh tham khảo để hướng dẫn con em mình tự học.
- Các bạn muốn tìm hiểu về ngành sinh học nói chung.
Tham khảo thêm
- doc
Bài 63: Ôn tập
- doc
Bài 60: Động vật quý hiếm
- doc
Bài 59: Biện pháp đấu tranh sinh học
- doc
Bài 58: Đa dạng sinh học (tiếp theo)
- doc
Bài 57: Đa dạng sinh học
- doc
Bài 56: Cây phát sinh giới Động vật
- doc
Bài 55: Tiến hóa về sinh sản
- doc
Bài 54: Tiến hóa về tổ chức cơ thể
- doc
Bài 53: Môi trường sống và sự vận động, di chuyển
- doc
Bài 52: Thực hành Xem băng hình về đời sống và tập tính của Thú