Sinh học 7 Bài 29: Đặc điểm chung và vai trò của ngành Chân khớp
Cùng eLib tìm hiểu về các đại diện của ngành chân khớp. Các đại diện của ngành chân khớp chúng ta có thể gặp ở khắp nơi trên hành tinh của chúng ta: dưới nước hay trên cạn, ở ao hồ, sông hay ở biển khơi, ở trong lòng đất hay trên không trung, ở sa mạc hay ở vùng cực. Chúng sống tự do hay kí sinh. Vậy chúng có đặc điểm chung như thế nào? Tìm hiểu qua nội dung dưới đây!
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Đặc điểm chung
- Phần phụ chân khớp phân đốt. Các đốt khớp động với nhau.
- Sự phát triển và tăng trưởng gắn liền với sự lột xác.
- Vỏ kitin vừa che chở bên ngoài, vừa làm chỗ bám cho cơ.
Phần phụ chân khớp phân đốt, các đốt khớp động với nhau làm phần phụ rất linh hoạt
Cơ quan miệng gồm nhiều phần phụ: (Môi trên, hàm trên, hàm dưới) → Bắt, giữ và chế biến mồi.
1- Môi trên, 2- Hàm trên, 3- Hàm dưới
Sự phát triển và tăng trưởng gắn liền với sự lột xác, thay vỏ cũ bằng vỏ mới thích hợp với cơ thể.
A- Ở giáp xác (Tôm), B- Ở sâu bọ (Ong mật)
1- Vỏ kitin, 2- Cơ dọc, 3- Cơ lưng bụng
Vỏ kitin vừa che chở bên ngoài, vừa làm chỗ bám cho cơ. Do đó có chức năng như xương.
1- Thể thủy tinh, 2- Dây thần kinh thị giác
Mắt kép gồm nhiều ô mắt ghép lại, mỗi ô mắt có đủ màng sừng, thể thuỷ tinh và các dây thần kinh thị giác.
Một số loài kiến biết chăn nuôi các con rệp sáp để hút dịch ngọt do rệp tiết ra làm nguồn thức ăn.
1.2. Sự đa dạng ở chân khớp
a. Đa dạng về cấu tạo và môi trường sống
Nhờ sự thích nghi với điều kiện sống và môi trường khác nhau mà Chân khớp rất đa dạng về cấu tạo cơ thể.
b. Đa dạng về tập tính
- Thần kinh phát triển cao ở Chân khớp đã giúp chúng rất đa dạng về tập tính.
- Vd:
1.3. Vai trò thực tiễn
a. Có lợi
- Trong thiên nhiên:
- Làm thức ăn cho động vật khác.
- Làm sạch môi trường.
- Trong đời sống con người:
- Làm thực phẩm.
- Làm thuốc chữa bệnh
- Thụ phấn cho cây trồng
- Làm vật trang trí
b. Có hại
- Hại cây trồng
- Hại đồ gỗ
- Truyền lan nhiều bệnh nguy hiểm
- Có hại cho giao thông đường thủy
2. Bài tập minh họa
Câu 1: Trong số các đặc điểm chung của Chân khớp thì đặc điểm nào ảnh hưởng lớn đến sự phân bố rộng rãi của chúng ?
Hướng dẫn giải
Đặc điểm ảnh hưởng lớn đến sự phân bố rộng rãi của chân khớp là:
- Có bộ xương ngoài bằng kitin che chở bên ngoài và làm chỗ bám cho cơ.
- Các chân phân đốt khớp động với nhau.
Câu 2: Chân khớp có vai trò thực tiễn như thế nào?
Hướng dẫn giải
Chân khớp có lợi nhiều mặt như: chữa bệnh, làm thực phẩm, thụ phấn cho cây trồng,...nhưng cũng gây tác hại không nhỏ như: hại cây trồng, hại đồ gỗ trong nhà, truyền lang nhiều bệnh nguy hiểm.
3. Luyện tập
3.1. Bài tập tự luận
Câu 1: Hãy nêu đặc điểm về cấu tạo ngoài của ngành Chân khớp?
Câu 2: Hãy nêu đặc điểm cấu tạo trong của ngành Chân khớp?
Câu 3: Hãy lập bảng so sánh đặc điểm cấu tạo 3 lớp chính của Chân khớp?
3.2. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Chân khớp sống ở môi trường
a. Dưới nước
b. Trên cạn
c. Trên không trung
d. Tất cả các môi trường sống trên
Câu 2: Đặc điểm nào KHÔNG phải là đặc điểm chung của ngành Chân khớp?
a. Các chân phân đốt khớp động
b. Qua lột xác để tăng trưởng cơ thể
c. Có bộ xương ngoài bằng kitin nâng đỡ, che chở
d. Có mắt kép
Câu 3: Loài chân khớp nào biết chăn nuôi động vật
a. Ong mật
b. Kiến
c. Mọt hại gỗ
d. Nhện đỏ
Câu 4: Nhờ đâu mà Chân khớp đa dạng về cấu tạo cơ thể
a. Có nhiều loài
b. Sự thích nghi với điều kiện sống và môi trường khác nhau
c. Thần kinh phát triển cao
d. Có số lượng cá thể lớn
4. Kết luận
Sau khi học xong bài này các em cần:
- Nêu được đặc điểm chung và vai trò của ngành Chân khớp trong tự nhiên và vai trò thực tiễn đối với con người.
- Rèn luyện các kĩ năng phân tích tranh, kĩ năng hoạt động nhóm.
- Có ý bảo vệ các loài động vật có ích.
Tham khảo thêm
- doc Sinh học 7 Bài 22: Tôm sông
- doc Sinh học 7 Bài 23: Thực hành Mổ và quan sát tôm sông
- doc Sinh học 7 Bài 24: Đa dạng và vai trò của lớp Giáp xác
- doc Sinh học 7 Bài 25: Nhện và sự đa dạng của lớp hình nhện
- doc Sinh học 7 Bài 26: Châu chấu
- doc Sinh học 7 Bài 27: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Sâu bọ
- doc Sinh học 7 Bài 28: Thực hành Xem băng hình về tập tính của sâu bọ
- doc Sinh học 7 Bài 30: Ôn tập phần I - Động vật không xương sống