Sinh học 7 Bài 21: Đặc điểm chung và vai trò của ngành Thân mềm

Để giúp các em có thể tìm hiểu được đặc điểm chung của ngành thân mềm. Một trong những ngành có số l­ượng loài rất lớn có lối sống và môi trư­ờng đa dạng, kích thước cơ thể khác nhau. Nội dung chi tiết mời các em tham khảo tại đây!

Sinh học 7 Bài 21: Đặc điểm chung và vai trò của ngành Thân mềm

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Đặc điểm chung

Sự đa dạng về kích thước

- Về kích thước: Có loài nhỏ bé (vài gam), nhưng cũng có loài có số lượng rất lớn (vài trăm Kg đến 1 tấn)

Sự đa dạng về môi trường sống

- Về môi trường:

  • (1) Một số loài sống trên cạn, trên cây ở độ cao hàng trăm mét (ốc sên)
  • (2) Một số loài sống ở môi trường nước ngọt: Sông, suối, ao ,hồ… (ốc, trai…)
  • (3) Một số loài sống ở môi trường nước mặn (trai, sò, mực…)
  • (4) Ngoài ra cũng có một số loài sống ở đáy biển sâu: Sên biển, bạch tuộc biển sâu…

 

Tập tính của động vật thân mềm

- Về tập tính: Thân mềm có lối sống vùi lấp (trai, sò, ngao...), bò chậm chạm (các loài ốc), di chuyển với tốc độ cao (Mực nang, mực ống)

Sơ đồ cấu tạo chung của đại diện thân mềm

1- Đầu; 2- Vỏ đá vôi; 3- Khoang áo; 4- Ống tiêu hóa; 5- Chân

1.2. Vai trò

- Lợi ích:

  • Làm thực phẩm cho con người.
  • Làm thức ăn cho động vật khác.
  • Làm đồ trang trí, trang sức.
  • Làm sạch môi trường nước.
  • Có giá trị xuất khẩu.
  • Có giá trị về mặt địa chất.

Các loài động vật thân mềm dùng làm thức ăn

Khả năng lọc sạch nước

- Tuy nhiên, cũng có một số động vật thân mềm gây hại đáng kể.

  • Có hại cho cây trồng.
  • Là vật chủ trung gian truyền bệnh giun sán cho người và động vật.
  • Phá hại vỏ tàu thuyền và các công trình dưới nước…

Một số tác hại của động vật thân mềm

2. Bài tập minh họa

- Chúng ta cần làm gì để bảo vệ thân mềm có lợi?

- Chúng ta phải làm gì để tiêu diệt thân mềm có hại?

Hướng dẫn giải

- Các biện pháp bảo vệ thân mềm có lợi:

  • Nuôi trồng để tăng số lượng, tạo điều kiện cho phát triển tốt.
  • Khai thác hợp lý, tránh nguy cơ tuyệt chủng.
  • Lai tạo các giống mới.

- Các biện pháp tiêu diệt thân mềm có hại:

  • Biện pháp thủ công như phát động phong trào bắt và tiêu diệt.
  • Dùng thiên địch và thuốc hóa học diệt trừ (chú ý khi dùng).

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Hãy nêu đặc điểm chung của ngành Thân mềm?

Câu 2: Hãy nêu các mặt có lợi của ngành Thân mềm? 

Câu 3: Hãy nêu các mặt có hại của ngành Thân mềm? 

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Những đại diện nào sau đây thuộc ngành Thân mềm

a. Mực, sứa, ốc sên

b. Bạch tuộc, ốc sên, sò

c. Bạch tuộc, ốc vặn, sán lá gan

d. Rươi, vắt, sò

Câu 2: Loài nào có khả năng lọc làm sạch nước

a. Trai, hến

b. Mực, bạch tuộc

c. Sò, ốc sên

d. Sứa, ngao

Câu 3: Loài nào gây hại cho cây trồng

a. Sò

b. Ốc bươu vàng

c. Bạch tuộc

d. Mực

Câu 4: Ngành thân mềm có đặc điểm chung là

a. Thân mềm, cơ thể không phân đốt

b. Có vỏ đá vôi, có khoang áo

c. Hệ tiêu hóa phân hóa

d. Tất cả các đáp án trên

4. Kết luận

Sau khi học xong bài này các em cần:

  • Nêu được sự đa dạng của ngành thân mềm.
  • Trình bày được đặc điểm chung và ý nghĩa thực tiễn của ngành thân mềm.
  • Rèn kĩ năng quan sát tranh.
  • Có ý thức bảo vệ nguồn lợi từ thân mềm.
Ngày:10/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM