Sinh học 7 Bài 5: Trùng biến hình và trùng giày

Nhằm giúp các em tìm hiểu kiến thức về cấu tạo cơ thể, di chuyển, hình thức dinh dưỡng, sinh sản của trùng biến hình và trùng giày trong những đại diện của động vật nguyên sinh. Ban biên tập eLib xin giới thiệu nội dung bài giảng dưới đây!

Sinh học 7 Bài 5: Trùng biến hình và trùng giày

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Trùng biến hình

a. Cấu tạo và di chuyển

Cấu tạo của trùng biến hình

1. Nhân; 2. Chất nguyên sinh; 3. Chân giả;

4. Không bào co bóp; 5. Không bào tiêu hóa

  • Trùng biến hình được coi như một cơ thể đơn bào đơn giản nhất. Cơ thể chúng gồm một khối chất nguyên sinh lỏng và nhân.

  • Trùng biến hình di chuyển nhờ dòng chất nguyên sinh dồn về một phía tạo thành chân giả. Vì thế cơ thế chúng luôn biến đổi hình dạng.

Quá trình di chuyển của trùng biến hình

b. Dinh dưỡng

- Trùng biến hình là loài dị dưỡng, chúng chủ động bắt mồi và tiêu hóa mồi.

Ảnh dưới kính hiển vi trùng biến hình bắt mồi

- Có 4 giai đoạn trùng biến hình bắt mồi và tiêu hoá mồi:

  • Lập tức hình thành chân giả thứ hai vây lấy mồi.
  • Vùng tiếp cận mồi lõm vào.
  • Hai chân giả kéo dài nuốt mồi vào sâu trong chất nguyên sinh.
  • Không bào tiêu hoá tạo thành bao lấy mồi, tiêu hoá mồi nhờ dịch tiêu hoá.

Quá trình bắt mồi và tiêu hoá ở trùng biến hình

- Thức ăn được tiêu hoá trong tế bào gọi là tiêu hoá nội bào.

- Trao đổi khí (lấy ôxi, thải CO2) thực hiện qua bề mặt cơ thể. Nước thừa được tập trung về một chồ gọi là không bào co bóp rồi chuyển ra ngoài. Chất thải được loại ra ờ vị trí bất kì trên cơ thể.

c. Sinh sản

Khi gặp điểu kiện thuận lợi (về thức ăn, nhiệt độ...), trùng biến hình sinh sản theo hình thức phân đôi.

Sinh sản của trùng biến hình

1.2. Trùng giày

Trùng giày là đại diện của lớp Trùng cỏ. Tế bào trùng giày đã phân hoá thành nhiều bộ phận. Mỗi bộ phận đảm nhận một chức năng sống nhất định.

a. Cấu tạo

  • Phần giữa cơ thể là nhân gồm: nhân lớn và nhân nhỏ. Nửa trước và nửa sau đều có 1 không bào co bóp hình hoa thị, ở vị trí cố định. Chỗ lõm của cơ rãnh miệng, cuối rãnh miệng có lỗ miệng và hầu.

Cấu tạo của trùng giày

  • Di chuyển của trùng giày

Trùng giày di chuyên vừa tiên vừa xoay nhờ các lông bơi rung động theo kiêu lần sóng và mọc theo vòng xoắn quanh cơ thể. 

b. Dinh dưỡng

Thức ăn (gồm vi khuẩn, vụn hữu cơ...) được lông dồn về lỗ miệng. Thức ăn qua miệng và hầu vo thành viên trong không bào tiêu hoá. Sau đó không bào tiêu hoá rời hầu di chuyển trong cơ thể một quỹ đạo nhất định. Enzim tiêu hoá biến thức ăn thành chất lỏng thấm vào chất nguyên sinh. Chất bã được thải ra ngoài qua lỗ thoát ở thành cơ thể.

Dinh dưỡng ở trùng giày

1. Thức ăn được lông bơi cuốn vào miệng; 2. Miệng;

3. Không bào tiêu hóa ở đáy hầu;  4. Quỹ đạo di chuyển của không bào tiêu hóa;

5. Lỗ thoát bã; 6. Không bào co bóp; 7. Nhân lớn; 8. Nhân nhỏ

c. Sinh sản

  • Ngoài hình thức sinh sản vô tính bằng cách phân đôi theo chiều ngang. Trùng giày còn có hình thức sinh sản hữu tính gọi là sinh sản tiếp hợp.
  • Sinh sản tiếp hợp:

Sinh sản tiếp hợp ở trùng giày

2. Bài tập minh họa

Câu 1: Trùng biến hình sống ở đâu và di chuyển, bắt mồi, tiêu hoá mồi như thế nào?

Hướng dẫn giải

  • Trùng biến hình sống ớ mặt bùn trong các hồ tù hay hồ nước lặng, dôi khi chung nổi lẫn vào lớp váng trôn mật các ao hồ.
  • Di chuyển bằng chân giả do sự chuyển động của chất nguyên sinh tạo thành.
  • Trùng biến hình bắt mồi (tảo, vi khuân, vụn hữu cơ,...) bằng cách tạo ra chân giả bao vây mồi, rồi hình thành không bào tiêu hóa để tiêu hóa mồi.
  • Tiêu hoá mồi nhờ dịch tiêu hoá.

Câu 2: Tại sao gọi là trùng giày hay trùng cỏ? Cách di chuyển của chúng như thế nào? 

Hướng dẫn giải

Một thời gian, trùng giày được gọi là trùng đế giày. Nhưng quan sát hình vẽ, nhất là quan sát cơ thể sống của chúng, người ta thấy:

  • Cơ thể chúng hình khối, hơi dài, đầu tròn, đuôi nhọn.
  • Chúng có một vết lõm ở bên cơ thể, ứng với rãnh miệng. Vì vậy, chúng giống chiếc giày chứ không giống đế giày. Cho nên, đúng hơn phải gọi chúng là trùng giày. Đôi khi chúng còn được gọi là trùng cỏ (hay thảo trùng) vì nơi người ta lần đầu tiên phát hiện ra chúng chính là nước ngâm cỏ.
  • Trùng giày bơi nhờ các lông bơi phủ ngoài cơ thể. Các lông bơi này rung động tạo thành làn sóng và do chúng xếp trên cơ thể thành đường xoắn, nên khi bơi, cơ thể trùng giày cũng vừa tiến vừa xoay như trùng roi. 

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Nhân trùng giày có gì khác biệt với trùng biến hình (về số lượng và hình dạng)?

Câu 2: Không bào co bóp của trùng giày và trùng biến hình khác nhau như thế nào? (Về cấu tạo, số lượng, vị trí)?

Câu 3: Tiêu hóa ở trùng giày khác trùng biến hình như thế nào (Về cách lấy thức ăn. Quá trình tiêu hóa và thải bã,…)?

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Trong các phát biểu sau phát biểu nào sai?

A. Trùng giàu di chuyển nhờ lông bơi

B. Trùng biến hình luôn biến đổi hình dạng

C. Trùng biến hình có lông bơi hỗ trợ di chuyển

D. Trùng giày có dạng dẹp như đế giày

Câu 2: Trong các đặc điểm nào dưới đây có cả ở trùng giày, trùng roi và trùng biến hình?

A. Cơ thể luôn biến đổi hình dạng

B. Cơ thể có cấu tạo đơn bào

C. Có khả năng tự dưỡng

D. Di chuyển nhờ lông bơi

Câu 3: So với trùng biến hình chất bã được thải từ bất cứ vị trí nào trên cơ thể, trùng giày thải chất bã qua

A. bất cứ vị trí nào trên cơ thể như ở trùng biến hình

B. không bào tiêu hoá

C. không bào co bóp

D. lỗ thoát ở thành cơ thể

Câu 4: Trong các động vật nguyên sinh sau, loài động vật nào có hình thức sinh sản tiếp hợp?

A. Trùng giày

B. Trùng biến hình

C. Trùng roi xanh

D. Trùng kiết lị

Câu 5: Sự khác nhau về nhân của trùng giày và trùng biến hình là

A. trùng biến hình có 2 nhân, trùng giày có 1 nhân

B. trùng biến hình có 1 nhân, trùng giày có 3 nhân

C. trùng biến hình có 1 nhân, trùng giày có 2 nhân

D. trùng biến hình có 2 nhân, trùng giày có 3 nhân

4. Kết luận

Sau khi học xong bài này các em cần:

  • Nêu được đặc điểm cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng và sinh sản của trùng biến hình và trùng giày.
  • Trình bày được những đặc điểm của trùng giày tiến hoá hơn so với trùng biến hình và trùng roi.
Ngày:08/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM