Sinh học 7 Bài 15: Giun đất

Để giúp các em có thể tìm hiểu về đặc điểm cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng, sinh sản của giun đất đại diện cho ngành giun đốt. Ban biên tập eLib xin giới thiệu nội dung bài học dưới đây!

Sinh học 7 Bài 15: Giun đất

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Hình dạng ngoài

Mình giun có chất nhờn để da ẩm ướt, giảm ma sát khi chui trong đất.

Màu sắc cơ thể dễ ẩn nấp trong môi trường: Giun đất có màu nâu khi ở trong lòng đất, có màu rêu khi sống trong rêu.

  • Cơ thể dài, thuôn hai đầu.
  • Phân đốt, mỗi đốt có vòng tơ (chi bên).
  • Chất nhầy giúp da trơn.
  • Có đai sinh dục và lỗ sinh dục.

Cấu tạo ngoài của giun đất

1.2. Di chuyển

  • Giun dất di chuyển bằng cách: Cơ thể phình duỗi xen kẽ, vòng tơ làm chỗ tựa kéo cơ thể về một phía.

Di chuyển của giun đất

  • Các bước di chuyển:

1. Giun chuẩn bị bò

2. Thu mình làm phồng đoạn đầu, thun đoạn đuôi

3. Dùng toàn thân và vòng tơ làm chỗ dựa, vươn đầu về phía trước

4. Thu mình làm phồng đoạn đầu thun đoạn đuôi

1.3. Cấu tạo trong

Hình giải phẫu cơ thể giun đất

  • Có khoang cơ thể chính thức, chứa dịch.
  • Hệ tiêu hoá: phân hoá rõ: lỗ miệng → hầu → thực quản → diều, dạ dày cơ → ruột tịt → hậu môn.

  • Hệ tuần hoàn: Mạch lưng, mạch bụng, vòng hầu (tim đơn giản), tuần hoàn kín.
  • Hệ thần kinh: Chuỗi hạch thần kinh, dây thần kinh.

1.4. Dinh dưỡng

  • Giun đất hô hấp qua da. Vì trao đổi khí qua da nên khi trời mưa nhiều giun đất phải bò lên mặt đất để thở.
  • Thức ăn giun đất qua lỗ miệng → hầu → diều (chứa thức ăn) → dạ dày (nghiền nhỏ) → enzim biến đổi → ruột tịt → bã đưa ra ngoài.
  • Dinh dưỡng qua thành ruột vào máu.

1.5. Sinh sản

  • Giun đất lưỡng tính.
  • Ghép đôi trao đổi tinh dịch tại đai sinh dục.
  • Đai sinh dục tuột khỏi cơ thể tạo kén chứa trứng.

2. Bài tập minh họa

So sánh cấu tạo trong của giun đất với giun đũa?

Hướng dẫn giải

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Vì sao mưa nhiều, giun đất lại chui lên mặt đất?

Câu 2: Cuốc phải giun đất thấy có chất lỏng màu đỏ chảy ra. Đó là chất gì và tại sao có màu đỏ?

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Giun đất chưa có tim chính thức, cơ quan nào đóng vai trò như tim ở giun đất?

A. Mạch vòng giữa thân

B. Mạch vòng vùng hầu

C. Mạch lưng

D. Mạch bụng

Câu 2: Vì sao khi mưa nhiều, trên mặt đất lại có nhiều giun?

A. Vì giun đất chỉ sống được trong điều kiện độ ẩm đất thấp

B. Vì nước ngập cơ thể nên chúng bị ngạt thở

C. Vì nước mưa gây sập lún các hang giun trong đất

D. Vì nước mưa làm trôi lớp đất xung quanh giun

Câu 3: Cơ quan thần kinh của giun đất bao gồm

A. hai hạch não và hai hạch dưới hầu

B. hạch não và chuỗi thần kinh bụng

C. hạch hầu và chuỗi thần kinh bụng

D. vòng hầu và chuỗi thần kinh bụng

Câu 4: Phát biều nào sau đây về giun đất là sai?

A. Hệ thần kinh của giun đất là hệ thần kinh dạng chuỗi hạch

B. Giun đất là động vật lưỡng tính

C. Giun đất có hệ tuần hoàn hở

D. Giun đất hô hấp qua phổi

Câu 5: Thức ăn của giun đất là gì?

A. Động vật nhỏ trong đất

B. Chất dinh dưỡng trong ruột của vật chủ

C. Vụn thực vật và mùn đất

D. Rễ cây

4. Kết luận

Sau khi học xong bài này các em cần:

  • Nêu được các đặc điểm cấu tạo, dinh dưỡng và sinh sản của giun đất.
  • Trình bày được những đặc điểm tiến hoá hoàn toàn hơn ở giun đất so với giun tròn và các loài thấp trước nó. 
Ngày:08/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM