Sinh học 7 Bài 27: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Sâu bọ
Như chúng ta đã biết lớp sâu bọ có số loài phong phú nhất trong giới Động vật (khoảng gần một triệu loài) gấp 2-3 lần số loài của các loại động vật còn lại. Hằng năm con người lại phát hiện thêm nhiều loại mới. Sâu bọ phân bố khắp nơi trên Trái Đất. Nội dung bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về sự đa dạng và đặc điểm chung của lớp Sâu bọ.
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Một số đại diện sâu bọ khác
a. Sự đa dạng về loài, lối sống và tập tính
1- Mọt trưởng thành, 2- Giai đoạn ấu trứng,
3- Giai đoạn nhộng, 4- Đồ gỗ bị mọt đục rỗng
A- Giai đoạn ấu trùng (ở dưới nước)
B- Trưởng thành
Ve vừa hút nhựa cây vừa kêu vào mùa hạ.
Ấu trùng ở đất, ăn rễ cây.
A- Bướm cái, B- Bướm đực
C- Sâu non ăn lá cây
Sau khi lấy đầy 2 giỏ phấn ở chân sau (a), ong mật vô tình đã thụ phấn cho cây trồng
A- Muỗi cái sau khi hút máu no, B- Ruồi thò vòi hút
b. Nhận biết một số đại diện và môi trường sống
Sâu bọ phân bố rộng khắp các môi trường trên Trái Đất như: dưới nước, trên cạn, sống tự do và kí sinh. Ở đây cũng gặp rất nhiều sâu bọ, đặc biệt là ở thiên nhiên nhiệt đới.
1.2. Đặc điểm chung và vai trò thực tiễn
a. Đặc điểm chung
- Các đặc điểm chung nổi bật của sâu bọ là:
- Cơ thể sâu bọ có ba phần: đầu, ngực, bụng
- Phần đầu có 1 đôi râu, phần ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh
- Sâu bọ hô hấp bằng hệ thống ống khí
- Ngoài ra, sâu bọ còn có một số đặc điểm khác:
- Vỏ cơ thể bằng kitin vừa là bộ xương ngoài vừa là chiếc áo ngụy trang của chúng.
- Thần kinh phát triển cao, hình thành não là cơ sở của các tập tính và hoạt động bản năng.
- Sâu bọ có đủ 5 giác quan: xúc giác, khứu giác, vị giác, thính giác và thị giác.
- Sâu bọ có nhiều hình thức phát triển biến thái khác nhau.
- Sâu bọ có tuần hoàn hở, tim hình ống, nhiều ngăn nằm ở mặt lưng.
b. Vai trò thực tiễn
Một số sâu bọ rất có ích. Thời cổ, người Ai Cập đã coi tổ ong mật như một xưởng bào chế dược phẩm. Nước ta có nghề trồng dâu, nuôi tằm, kéo tơ, dệt lụa từ lâu đời. Tuy thế, một số lượng lớn sâu bọ phá hại cây trồng đáng kể, có thể làm giảm tới 20% sản lượng thu hoạch hằng năm.
2. Bài tập minh họa
Câu 1: Chọn từ, cụm từ thích hợp trong các từ sau: Có 3 đôi , đặc điểm chung, đôi cánh, môi trường...vào chỗ trống trong câu sau:
Sâu bọ phân bố rộng khắp các ……… sống trên hành tinh. Sâu bọ có các ……….như: Cơ thể có 3 phần riêng biệt, đầu có 1 đôi râu, ngực ………chân và hai ……, hô hấp bằng ống khí.
Hướng dẫn giải
Sâu bọ phân bố rộng khắp các môi trường sống trên hành tinh. Sâu bọ có các đặc điểm chung như: Cơ thể có 3 phần riêng biệt, đầu có 1 đôi râu, ngực 3 đôi chân và hai đôi cánh, hô hấp bằng ống khí.
Câu 2: Hãy kể tên một số loài sâu bọ có ở địa phương và vai trò thực tiễn của chúng là?
Hướng dẫn giải
Một số loài sâu bọ có ở địa phương và vai trò thực tiễn của chúng như:
- Bọ ngựa: diệt các loài sâu bọ có hại và làm thức ăn cho động vật khác.
- Ruồi, muỗi: truyền bệnh
- Ong mật: Làm thuốc chữa bệnh, thụ phấn cho cây trồng.
- Bọ hung: Làm sạch môi trường.
- Bọ rầy: phá hại cây trồng.
3. Luyện tập
3.1. Bài tập tự luận
Câu 1: Hãy nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của lớp Sâu bọ?
Câu 2: Cơ thể sâu bọ chia làm mấy phần và chức năng chính của mỗi phần là gì?
Câu 3: Hãy nêu đặc điểm cấu tạo trong của lớp Sâu bọ?
3.2. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Sâu bọ nào phá hoại đồ gỗ
a. Bọ cạp
b. Châu chấu
c. Mọt hại gỗ
d. Bọ ngựa
Câu 2: Loài sâu bọ nào có tập tính kêu vào mùa hè
a. Ve sầu
b. Dế mèn
c. Bọ ngựa
d. Chuồn chuồn
Câu 3: Loài sâu bọ nào sống trên mặt nước
a. Bọ gậy
b. Bọ que
c. Bọ vẽ
d. Bọ ngựa
Câu 4: Ấu trùng chuồn chuồn sống ở đâu
a. Trong đất
b. Kí sinh trong cơ thể động vật
c. Trên cây
d. Dưới nước
4. Kết luận
Sau khi học xong bài này các em cần:
- Nêu được sự đa dang của lớp sâu bọ. Trình bày được đặc điểm chung của lớp sâu bọ. Nêu được vai trò thực tiễn của lớp sâu bọ.
- Rèn kĩ năng quan sát phân tích, kĩ năng hoạt động nhóm.
- Biết cách bảo vệ các loài sâu bọ có ích và tiêu diệt sâu vọ có hại.
Tham khảo thêm
- doc Sinh học 7 Bài 22: Tôm sông
- doc Sinh học 7 Bài 23: Thực hành Mổ và quan sát tôm sông
- doc Sinh học 7 Bài 24: Đa dạng và vai trò của lớp Giáp xác
- doc Sinh học 7 Bài 25: Nhện và sự đa dạng của lớp hình nhện
- doc Sinh học 7 Bài 26: Châu chấu
- doc Sinh học 7 Bài 28: Thực hành Xem băng hình về tập tính của sâu bọ
- doc Sinh học 7 Bài 29: Đặc điểm chung và vai trò của ngành Chân khớp
- doc Sinh học 7 Bài 30: Ôn tập phần I - Động vật không xương sống