Sinh học 7 Bài 24: Đa dạng và vai trò của lớp Giáp xác
Cùng eLib tìm hiểu sự đa dạng phong phú và vai trò của lớp giáp xác. Ta biết lớp giáp xác có khoảng 20 nghìn loài, sống ở hầu hết các ao, hồ, sông, biển. Một số ở trên cạn và một số nhỏ sống kí sinh. Nội dung chi tiết xem tại đây!
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
Lớp giáp xác có khoảng 20 nghìn loài, sống ở hầu hết các ao, hồ, sông, biển, một số ở trên cạn và một số nhỏ sống kí sinh.
1.1. Một số giáp xác khác
Lớp giáp xác đa dạng về:
- Số lượng loài
- Cấu tạo cơ thể
- Sống ở các môi trường nước, một số ở cạn, số nhỏ kí sinh. Các đại diện thường gặp như: tôm sống, cua, tôm ở nhờ, rận nước, mọt ẩm… có tập tính phong phú.
Râu ngắn, các đôi chân đều bò được, là giáp xác thở bằng mang ở cạn nhưng chúng cần môi trường ẩm ướt.
Sống ở biển, con trưởng thành sống cố định, thường bám vào các vỏ tàu, thuyền làm giảm tốc độ di chuyển của phương tiện giao thông đường thủy
Sống ở nước, có kích thước khoảng 2 mm. Di chuyển nhờ vận động của đôi râu lớn. Rận nước mùa hạ chỉ sinh toàn con cái, là thức ăn chủ yếu của cá
A- Loài chân kiếm sống tự do, có kích thước và vai trò giống rận nước.
B- Loài chân kiếm kí sinh ở cá: phần phụ tiêu giảm, râu biến thành móc bám.
Phần bụng tiêu giảm (I) dẹp mỏng gập vào mặt bụng của mai (là giáp đầu ngực). Cua bò ngang, thích nghi với lối sống ở hang hốc.
Sống ở biển, được coi là có kích thước lớn nhất trong giáp xác, nặng tới 7 kg. Chân dài giống chân nhện. Sải chân dài 1,5 m. Thịt ăn ngon.
Có phần bụng mỏng và mềm (A), thường ẩn dấu vào chiếc vỏ rỗng (B)
Khi di chuyển chúng kéo vỏ ốc theo.
Chúng sống cộng sinh với hải quỳ, hay sống ở ven vùng biển nước ta.
1.2. Vai trò thực tiễn
- Hầu hết giáp xác là có lợi như: tôm rồng, tôm hùm, tôm he, tôm sú, tôm càng xanh, tép, ruốc, cua biển, ghẹ, còng, cáy… Chúng là nguồn thức ăn của cá và là thực phẩm quan trọng của con người, là loại thủy sản xuất khẩu hàng đầu của nước ta hiện nay.
- Tuy thế một số nhỏ giáp xác có hại như: truyền bệnh giun sán, kí sinh ở da và mang cá, gây chết cá hàng loạt hay sống bám vào vỏ thuyền làm tăng ma sát, giảm tốc độ di chuyển của tàu thuyền và có hại cho các công trình dưới nước.
2. Bài tập minh họa
Câu 1: Ở nước ta hiện nay đang phát triển nghề nuôi loại giáp xác nào? cho biết vai trò của nghề đó?
Hướng dẫn giải
Nhiều vùng nước ta đang phát triển nghề nuôi tôm (ở ven biển là tôm sú, tôm hùm; ở nội địa là tôm càng xanh); nuôi cua có vai trò trong nền kinh tế quốc dân.
Câu 2:
-
Thức ăn của tôm, cua, rận nước, chân kiếm là gì?
-
Vậy giáp xác có vai trò gì đối với môi trường nước? môi trường biển?
Hướng dẫn giải
-
Thức ăn của tôm, cua, rận nước, chân kiếm là tảo, vụn hữu cơ, xác động vật, thực vật chết.
-
Vai trò của giáp xác trong ao hồ biển là rất lớn, chúng là thức ăn của giai đoạn sơ sinh của tất cả các loài cá(có loài ăn thực vật nhưng giai đoạn sơ sinh phải ăn rận nước). Giáp xác nhỏ còn là thức ăn suốt đời của rất nhiều loài cá kể cả cá voi, làm sạch môi trường nước.
3. Luyện tập
3.1. Bài tập tự luận
Câu 1: Do ích lợi trên mà hiện nay nhiều loài giáp xác bị khai thác quá mức. Điều này sẽ dẫn đến hậu quả gì?
Câu 2: Chúng ta cần làm gì để hạn chế những nguy cơ đó và phát triển mặt có lợi?
3.2. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Lớp giáp xác có bao nhiêu loài
a. 10 nghìn
b. 20 nghìn
c. 30 nghìn
d. 40 nghìn
Câu 2: Đặc điểm nào KHÔNG phải của loài mọt ẩm
a. Có thể bò
b. Sống ở biển
c. Sống trên cạn
d. Thở bằng mang
Câu 3: Loài giáp xác nào bám vào vỏ tàu thuyền làm giảm tốc độ di chuyển
a. Mọt ẩm
b. Tôm sông
c. Con sun
d. Chân kiếm
Câu 4: Loài nào được coi là giáp xác lớn nhất
a. Rận nước
b. Cua nhện
c. Tôm ở nhờ
d. Con sun
Câu 5: Loài giáp xác nào là thức ăn chủ yếu cho cá
a. Mọt ẩm
b. Tôm ở nhờ
c. Cua nhện
d. Rận nước
4. Kết luận
Sau khi học xong bài này các em cần:
- Trình bày được một số đạc điểm về cấu tạo và lối sống của các đại diện giáp xác thường gặp. Nêu được vại trò thực tiễn của lớp giáp xác.
- Rèn kĩ năng quan sát tranh, kĩ năng hoạt động nhóm.
- Có thái độ đúng đắn bảo vệ các giáp xác có lợi.
Tham khảo thêm
- doc Sinh học 7 Bài 22: Tôm sông
- doc Sinh học 7 Bài 23: Thực hành Mổ và quan sát tôm sông
- doc Sinh học 7 Bài 25: Nhện và sự đa dạng của lớp hình nhện
- doc Sinh học 7 Bài 26: Châu chấu
- doc Sinh học 7 Bài 27: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Sâu bọ
- doc Sinh học 7 Bài 28: Thực hành Xem băng hình về tập tính của sâu bọ
- doc Sinh học 7 Bài 29: Đặc điểm chung và vai trò của ngành Chân khớp
- doc Sinh học 7 Bài 30: Ôn tập phần I - Động vật không xương sống