Sinh học 7 Bài 44: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp chim
Cùng eLib tìm hiểu các kiến thức về sự đa dạng và đặc điểm chung của lớp chim thông qua các đặc điểm đặc trưng của các nhóm chim thích nghi với đời sống từ đó thấy được sự đa dạng của chim. Nội dung chi tiết tham khảo tại đây!
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Nhóm chim
Hiện nay lớp Chim được biết khoảng 9 600 loài được xếp trong 27 bộ. Ở Việt Nam đã phát hiện 830 loài. Lớp Chim được chia thành ba nhóm sinh thái lớn: nhóm Chim chạy, nhóm Chim bơi và nhóm Chim bay.
a. Nhóm chim chạy
- Đời sống: Chim hoàn toàn không biết bay, thích nghi với tập tính chạy nhanh trên thảo nguyên và hoang mạc khô nóng
- Đặc điểm cấu tạo thích nghi với tập tính chạy nhanh trên thảo nguyên: Cánh ngắn, yếu. Chân cao, to, khỏe, có 2 hoặc 3 ngón.
- Đa dạng: Bộ Đà Điểu gồm 7 loài, phân bố ở châu Phi, châu Mĩ và châu Đại Dương.
- Đại diện: Đà điểu Phi, đà điểu Mĩ và đà điểu Úc.
b. Nhóm chim bơi
- Đời sống: Chim hoàn toàn không biết bay, đi lại trên cạn vụng về, song thích nghi cao với đời sống bơi lội trong biển.
- Đặc điểm cấu tạo thích nghi với đời sống bơi lội: Bộ xương cánh dài, khỏe; có lông nhỏ, ngắn và dày, không thấm nước. Chim có dáng đứng thẳng. Chân ngắn, 4 ngón, có màng bơi.
- Đa dạng: Bộ Chim cánh cụt gồm 17 loài sống ở bờ biển Nam Bán Cầu
- Đại diện: Chim cánh cụt
c. Nhóm chim bay
- Đời sống: Nhóm Chim bay gồm hầu hết những loài chim hiện nay. Chúng là những chim biết bay ở những mức độ khác nhau. Chúng có thể thích nghi với những lối sống đặc biệt như bơi lội (vịt trời, mòng két), ăn thịt (chim ưng, cú)
- Đặc điểm cấu tạo: Cánh phát triển, chân có 4 ngón
- Đại diện: Chim bồ câu, chim én…
1.2. Đặc điểm chung của chim
- Mình có lông vũ bao phủ
- Chi trước biến đổi thành cánh
- Có mỏ sừng
- Phổi có mạng ống khí, có túi khí tham gia hô hấp
- Tim 4 ngăn, máu đỏ tươi nuôi cơ thể
- Trứng có vỏ đá vôi, được ấp nhờ thân nhiệt của chim bố mẹ
- Là động vật hằng nhiệt
1.3. Vai trò của chim
- Lợi ích:
- Ăn sâu bọ và động vật gặm nhấm
- Cung cấp thực phẩm
- Làm chăn, đệm, đồ trang trí, làm cảnh.
- Huấn luyện để săn mồi, phụ vụ du lịch.
- Giúp phát tán cây rừng.
- Có hại:
- Ăn hạt, quả, cá…
- Là động vật trung gian truyền bệnh.
- Biện pháp bảo vệ:
- Không nhốt chim quý hiếm làm cảnh . Đó là hành động phạm pháp
- Không phóng xanh chim quý
- Không săn bắn các loài chim hoang dã quý hiếm
- Tuyên truyền với mọi người xung quanh để bảo vệ các loài chim nói riêng và động vật hoang dã nói chung
- Thông báo với cơ quan chức năng các vụ vi phạm
- Không tiếp tay cho những hành động làm mất nơi sống của chim như: ô nhiễm môi trường, tàn phá rừng
2. Bài tập minh họa
Nêu những đặc điểm chung của lớp chim?
Hướng dẫn giải
- Là những động vật có xương sống
- Mình có long vũ bao phủ
- Chi trước biến đổi thành cánh
- Có mỏ sừng
- Tim 4 ngăn, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi
- Trứng lớn có vỏ đá vôi bao bọc. được ấp nở thành con nhờ thân nhiệt bố mẹ
- Là động vật hằng nhiệt
3. Luyện tập
3.1. Bài tập tự luận
Câu 1: Nêu vai trò của lớp Chim trong tự nhiên và đối với con người?
Câu 2: Nêu đặc điểm cấu tạo của đà điểu thích nghi với tập tính chạy nhanh trên thảo nguyên, sa mạc khô nóng?
Câu 3: Nêu đặc điểm cấu tạo của chim cánh cụt thích nghi với đời sống bơi lội?
3.2. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Lớp chim gồm bao nhiêu loài
a. 6600 loài
b. 7600 loài
c. 8600 loài
d. 9600 loài
Câu 2: Lớp chim được chia thành mấy nhóm
a. 2 nhóm là nhóm Chim chạy và nhóm Chim bơi
b. 2 nhóm là nhóm Chim bơi và nhóm Chim bay
c. 2 nhóm là nhóm Chim bay và nhóm Chim chạy
d. 3 nhóm là nhóm Chim chạy, nhóm Chim bơi và nhóm Chim bay
Câu 3: Nhóm chim nào thích nghi với đời sống bơi lội
a. Nhóm Chim chạy
b. Nhóm Chim bơi
c. Nhóm Chim bay
d. Nhóm Chim chạy và nhóm Chim bơi
Câu 4: Nhóm Chim chạy có những đặc điểm nào thích nghi với tập tính chạy
a. Lông nhỏ, ngắn và dày, không thấm nước
b. Chân ngắn, 4 ngón, có màng bơi
c. Cánh phát triển, chân có 4 ngón
d. Chân cao, to, khỏe, có 2 hoặc 3 ngón
4. Kết luận
Sau khi học xong bài này các em cần:
- Trình bày được các đặc điểm đặc trưng của các nhóm chim thích nghi với đời sống từ đó thấy được sự đa dạng của chim.
- Nêu được đặc điểm chung và vai trò của chim.
Tham khảo thêm
- doc Sinh học 7 Bài 31: Cá chép
- doc Sinh học 7 Bài 32: Thực hành Mổ cá
- doc Sinh học 7 Bài 33: Cấu tạo trong của cá chép
- doc Sinh học 7 Bài 34: Đa dạng và đặc điểm chung của các lớp Cá
- doc Sinh học 7 Bài 35: Ếch đồng
- doc Sinh học 7 Bài 36: Thực hành Quan sát cấu tạo trong của ếch đồng trên mẫu mổ
- doc Sinh học 7 Bài 37: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Lưỡng cư
- doc Sinh học 7 Bài 38: Thằn lằn bóng đuôi dài
- doc Sinh học 7 Bài 39: Cấu tạo trong của thằn lằn
- doc Sinh học 7 Bài 40: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Bò sát
- doc Sinh học 7 Bài 41: Chim bồ câu
- doc Sinh học 7 Bài 42: Thực hành Quan sát bộ xương, mẫu mổ chim bồ câu
- doc Sinh học 7 Bài 43: Cấu tạo trong của chim bồ câu
- doc Sinh học 7 Bài 45: Thực hành Xem băng hình về đời sống và tập tính của chim
- doc Sinh học 7 Bài 46: Thỏ
- doc Sinh học 7 Bài 47: Cấu tạo trong của thỏ
- doc Sinh học 7 Bài 48: Đa dạng của lớp Thú và Bộ Thú huyệt, bộ Thú túi
- doc Sinh học 7 Bài 49: Đa dạng của lớp Thú Bộ Dơi và bộ Cá voi
- doc Sinh học 7 Bài 50: Đa dạng của lớp Thú và Bộ Ăn sâu bọ, bộ Gặm nhấm, bộ Ăn thịt
- doc Sinh học 7 Bài 51: Đa dạng của lớp Thú và Các bộ Móng guốc và bộ Linh trưởng
- doc Sinh học 7 Bài 52: Thực hành Xem băng hình về đời sống và tập tính của Thú