Sinh học 7 Bài 35: Ếch đồng
Cùng eLib nghiên cứu một lớp khác trong ngành động vật có xương sống mà lớp động vật này có môi trường sống chuyển dần từ môi trường nước sang môi trường cạn. Nội dung chi tiết tham khảo tại đây.
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
Lớp Lưỡng cư bao gồm những động vật như ếch, nhái, ngóe, chẫu, cóc… có đời sống vừa ở nước, vừa ở cạn
1.1. Đời sống
- Ếch có đời sống vừa ở nước, vừa ở cạn (ưa nơi ẩm ướt).
- Kiếm ăn vào ban đêm, ăn thức ăn động vật nhỏ như: sâu bọ, giun, dế, ốc...
- Vì thức ăn chủ yếu của chúng là những ĐV thường hoạt động vào đêm. Vào ban đêm nhiệt độ MT thấp.
- Con mồi ở cạn, ở nước → ếch có đời sống vừa ở cạn, vừa ở nước.
- Có hiện tượng trú đông.
- Là động vật biến nhiệt.
1.2. Cấu tạo ngoài và di chuyển
a. Di chuyển
Ếch có 2 cách di chuyển: Nhảy cóc (trên cạn) và bơi (dưới nước).
- Trên cạn: Khi ngồi chi sau gập hình chữ Z, lúc nhảy chi sau bật thẳng → lực => nhảy cóc.
- Dưới nước: Chi sau đẩy nước, chi trước bẻ lái.
b. Cấu tạo ngoài
- Đặc điểm hình dạng và cấu tạo ngoài thích nghi với đời sống ở nước:
- Đầu dẹp, nhọn, khớp với thân thành một khối thuôn nhọn về phía trước → Giảm sức cản của nước khi bơi
- Da trần phủ chất nhày và ẩm, dễ thấm khí → Giúp hô hấp trong nước dễ dàng
- Các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón (giống chân vịt) → Tạo thành chân bơi để đẩy nước
- Đặc điểm hình dạng và cấu tạo ngoài thích nghi với đời sống ở cạn:
- Mắt và lỗ mũi nằm ở vị trí cao trên đầu (mũi ếch thông với khoang miệng vừa để ngửi vừa để thở) → Khi bơi ếch vừa thở vừa quan sát
- Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ → Bảo vệ mắt khỏi bị khô, nhận biết âm thanh
- Chi năm phần có ngón chia đốt, linh hoạt → Thuận lợi cho sự di chuyển.
1.3. Sinh sản và phát triển
- Ếch sinh sản vào cuối xuân
- Tập tính: Ếch đực ôm ếch cái, đẻ ở các bờ nước.
- Thụ tinh ngoài, đẻ trứng.
- Giai đoạn nòng nọc mang nhiều đặc điểm giống cá: hô hấp bằng mang, di chuyển bằng vây, sống hoàn toàn ở nước → Phát triển có biến thái.
Ếch trưởng thành → Trứng thụ tinh → Nòng nọc → Ếch con
2. Bài tập minh họa
Nêu các đặc điểm giúp ếch thích nghi đời sống dưới nước?
Hướng dẫn giải
Đặc điểm hình dạng và cấu tạo ngoài |
Ý nghĩa thích nghi |
1. Đầu dẹp nhọn, khớp với thân thành thành 1 khối thuôn nhọn về phía trước. 2. Mắt và lỗ mũi ở vị trí cao trên đầu (mũi thông với khoang miệng và phổi vừa để thở vừa để ngửi). 3. Da trần phủ chất nhầy và ẩm dễ thấm khí. 4. Mắt có mí giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ. 5. Chi 5 phần có ngón chia đốt linh hoạt. 6. Các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón. |
→ Rẽ nước, giảm sức cản của nước khi bơi. → Khi bơi vừa thở vừa quan sát. → Giúp hô hấp trong nước. → Bảo vệ mắt không bị khô, nhận âm thanh → Thụân lợi cho việc di chuyển. → Tạo thành chân bơi để đẩy nước. |
3. Luyện tập
3.1. Bài tập tự luận
Câu 1:
a) Ếch sinh sản vào mùa nào trong năm?
b) Đến mùa sinh sản , ếch có hiện tượng gì?
Câu 2:
a) Theo em, số lượng ếch đồng cũng như lưỡng cư hiện nay trong tự nhiên như thế nào? (tăng hay giảm, vì sao?)
b) Theo em, số lượng ếch đồng cũng như lưỡng cư hiện nay trong tự nhiên như thế nào? (tăng hay giảm, vì sao?)
3.2. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Động vật nào KHÔNG thuộc lớp Lưỡng cư?
a. Nhái
b. Ếch
c. Lươn
d. Cóc
Câu 2: Lưỡng cư sống ở
a. Trên cạn
b. Dưới nước
c. Trong cơ thể động vật khác
d. Vừa ở cạn, vừa ở nước
Câu 3: Ếch đồng là động vật
a. Biến nhiệt
b. Hằng nhiệt
c. Đẳng nhiệt
d. Cơ thể không có nhiệt độ
Câu 4: Các di chuyển của ếch đồng là
a. Nhảy cóc
b. Bơi
c. Co duỗi cơ thể
d. Nhảy cóc và bơi
4. Kết luận
Sau khi học xong bài này các em cần:
- Nêu được dặc điểm đời sống của ếch đồng.
- Mô tả được các đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống vừa ở nước vừa ở cạn.
- Trình bày được sự sinh sản và phát triển của ếch.
Tham khảo thêm
- doc Sinh học 7 Bài 31: Cá chép
- doc Sinh học 7 Bài 32: Thực hành Mổ cá
- doc Sinh học 7 Bài 33: Cấu tạo trong của cá chép
- doc Sinh học 7 Bài 34: Đa dạng và đặc điểm chung của các lớp Cá
- doc Sinh học 7 Bài 36: Thực hành Quan sát cấu tạo trong của ếch đồng trên mẫu mổ
- doc Sinh học 7 Bài 37: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Lưỡng cư
- doc Sinh học 7 Bài 38: Thằn lằn bóng đuôi dài
- doc Sinh học 7 Bài 39: Cấu tạo trong của thằn lằn
- doc Sinh học 7 Bài 40: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Bò sát
- doc Sinh học 7 Bài 41: Chim bồ câu
- doc Sinh học 7 Bài 42: Thực hành Quan sát bộ xương, mẫu mổ chim bồ câu
- doc Sinh học 7 Bài 43: Cấu tạo trong của chim bồ câu
- doc Sinh học 7 Bài 44: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp chim
- doc Sinh học 7 Bài 45: Thực hành Xem băng hình về đời sống và tập tính của chim
- doc Sinh học 7 Bài 46: Thỏ
- doc Sinh học 7 Bài 47: Cấu tạo trong của thỏ
- doc Sinh học 7 Bài 48: Đa dạng của lớp Thú và Bộ Thú huyệt, bộ Thú túi
- doc Sinh học 7 Bài 49: Đa dạng của lớp Thú Bộ Dơi và bộ Cá voi
- doc Sinh học 7 Bài 50: Đa dạng của lớp Thú và Bộ Ăn sâu bọ, bộ Gặm nhấm, bộ Ăn thịt
- doc Sinh học 7 Bài 51: Đa dạng của lớp Thú và Các bộ Móng guốc và bộ Linh trưởng
- doc Sinh học 7 Bài 52: Thực hành Xem băng hình về đời sống và tập tính của Thú