Sinh học 7 Bài 42: Thực hành Quan sát bộ xương, mẫu mổ chim bồ câu

Nhằm giúp các em ôn tập và củng cố các kiến thức về cấu tạo bộ xương và các hệ cơ quan của chim bồ câu eLib xin giới thiệu nội dung Bài 42: Thực hành Quan sát bộ xương, mẫu mổ chim bồ câu trong chương trình Sinh học 7. Mời các em cùng tham khảo.

Sinh học 7 Bài 42: Thực hành Quan sát bộ xương, mẫu mổ chim bồ câu

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Quan sát bộ xương chim bồ câu

Bộ xương của chim bồ câu

- Cấu tạo của xương bồ câu:

+ Xương đầu: Xương sọ, hốc mắt lớn (nhỏ, nhẹ).

+ Xương cột sống (4 phần):

  • 13 - 14 đốt sống cổ: cử động linh hoạt.
  • 7 đốt sống ngực (lưng): đều mang xương sườn gắn với xương mỏ ác (có mấu lưỡi hái) → lồng ngực. tham gia vào hô hấp
  • 10 đốt sống hông và đuôi (các đốt sống cùng, cụt).

- Xương chi:

+ Đai vai (xương bả, xương quạ, xương đòn) + các xương cánh.

+ Đai hông (xương chậu, xương háng, xương ngồi) + các xương chi sau.

- Các đặc điểm của bộ xương giúp chim thích nghi với đời sống bay lượn:

+ Chi trước: biến đổi thành cánh.

+ Xương mỏ ác phát triển là nơi bám của cơ ngực giúp vận động cánh.

+ Các đốt sống lưng, đốt sống hông gắn chặt với xương đai hông làm thành một khối vững chắc.

+ Nhẹ, xốp, mỏng, vững chắc.

1.2. Quan sát các nội quan

- Quy trình mổ chim bồ câu:

Cấu tạo trong của chim bồ câu

1. Thực quản; 2. Diều; 3. Dạ dày tuyến; 4. Dạ dày cơ; 5. Ruột; 6.Gan; 7. Tụy; 8. Tim; 9. Các gốc động mạch; 10. Khí quản; 11. Phổi; 12. Tì; 13. Thận; 14. Huyệt

- Thành phần cấu tạo của một số hệ cơ quan:

+ Tiêu hóa: 

  • Ống tiêu hóa: miệng, thực quản, diều, dạ dày tuyến, dạ dày cơ (mề), ruột, huyệt.
  • Tuyến tiêu hóa: gan, túi mật nhỏ, tụy.

+ Hô hấp: Khí quản, phổi và các túi khí.

+ Tuần hoàn: Tim, các gốc động mạch.

+ Bài tiết: Thận, xoang huyệt.

2. Kết luận

Sau khi học xong bài này các em cần:

- Nêu được cấu tạo của bộ xương.

- Kể tên được các hệ cơ quan của chim bồ câu.

Ngày:29/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM