Bệnh chèn ép tim cấp tính - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Chèn ép tim cấp tính là tình trạng y tế nguy hiểm, trong đó máu và dịch sẽ tràn đầy vào màng ngoài tim và cơ tim, tạo áp lực lên cơ quan này. Cùng eLib.VN tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!
Mục lục nội dung
1. Tìm hiểu chung
Chèn ép tim cấp tính là tình trạng y tế nguy hiểm, trong đó máu và dịch sẽ tràn đầy vào màng bao quanh tim và cơ tim, tạo áp lực lên cơ quan này. Áp lực này sẽ ngăn chặn tâm thất mở rộng hoàn toàn và khiến tim không thể hoạt động bình thường. Lúc này, tim không thể bơm đủ máu đến những nơi khác của cơ thể, dẫn đến suy nội tạng, sốc và thậm chí tử vong.
2. Triệu chứng
Khi mắc bệnh, bạn sẽ có các triệu chứng sau:
Lo lắng và bồn chồn Huyết áp thấp Yếu Đau ngực và lan dần tới cổ, vai hoặc lưng Khó thở hoặc khó lấy hơi sâu Hơi thở nhanh Khó chịu và sẽ thuyên giảm khi bạn ngồi hoặc nghiêng về phía trước Ngất xỉu, chóng mặt và mất ý thức
3. Nguyên nhân
Chèn ép tim cấp tính là kết quả của việc tích tụ dịch nhanh chóng giữa các lớp màng ngoài tim. Ngược lại, dịch sẽ tràn vào màng tim chậm hơn nếu bạn mắc chèn ép tim bán cấp.
Các nguyên nhân phổ biến gây bệnh gồm:
Chấn thương ngực nghiêm trọng Đau tim Suy giáp hoặc tuyến giáp hoạt động kém Viêm màng ngoài tim Bóc tách động mạch chủ Nhiễm khuẩn Bệnh lao Suy thận Ung thư Lupus Phình động mạch chủ hoặc vỡ phình động mạch chủ
Ngoài ra, các biến chứng từ phẫu thuật tim cũng có thể gây chèn ép tim cấp tính.
4. Yếu tố nguy cơ
Thực tế, chèn ép tim không phải là tình trạng phổ biến. Tuy nhiên, một số người mắc một số tình trạng sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn, gồm:
HIV Bệnh thận giai đoạn cuối Tiền sử suy tim Bệnh lao Lupus và các tình trạng tự miễn khác Khối u ác tính Chấn thương ở ngực
5. Chẩn đoán và điều trị
Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán chèn ép tim cấp tính?
Bác sĩ thường chẩn đoán bệnh dựa vào 3 triệu chứng chính:
Huyết áp thấp và mạch yếu vì thể tích máu mà tim đang bơm giảm Tĩnh mạch ở cổ mở rộng vì chúng gặp khó khăn trong việc đưa máu về lại tim Nhịp tim nhanh kết hợp với âm thanh tim đập như bị bóp nghẹt do dịch tích tụ ngoài màng tim
Ngoài ra, bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm chuyên sâu hơn để xác nhận chẩn đoán, chẳng hạn như:
Siêu âm tim giúp xác định màng ngoài tim có phình lên không và tâm thất có xẹp do lưu lượng máu giảm. X-quang ngực cho bác sĩ thấy tim có phì đại không CT ngực cho phép bác sĩ kiểm tra dịch tích tụ trong ngực và những thay đổi trong tim Điện tâm đồ để đánh giá nhịp tim Chụp cộng hưởng từ mạch máu để kiểm tra dòng máu chảy qua tim
Những phương pháp nào giúp điều trị chèn ép tim cấp tính?
Đây là một tình trạng nguy hiểm, cần phải được cấp cứu kịp thời. Việc điều trị gồm hai mục đích chính là giảm áp lực lên tim và điều trị các tình trạng cơ bản.
Bác sĩ sẽ dẫn lưu dịch ở màng ngoài tim bằng cách dùng kim (chọc dịch màng ngoài tim). Họ cũng có thể thực hiện phẫu thuật mở ngực để dẫn lưu máu hoặc loại bỏ cục máu đông nếu bạn có vết thương đâm thủng. Một phần màng ngoài tim cũng sẽ được loại bỏ để giảm bớt áp lực lên tim.
Ngoài ra, bạn cũng sẽ được cho thở oxy, truyền dịch và dùng thuốc để tăng huyết áp.
Khi tình trạng bệnh đã được kiểm soát và ổn định, bác sĩ sẽ làm thêm một số xét nghiệm để xác định nguyên nhân cơ bản gây ra tình trạng này.
6. Tiên lượng
Tiên lượng của người mắc bệnh phụ thuộc vào:
Thời gian tiếp nhận điều trị Các biến chứng có thể xảy ra Nguyên nhân cơ bản
Nếu nguyên nhân không do ung thư, tỷ lệ tử vong của người bệnh sẽ dưới 15%. Ngược lại, nếu do ung thư, khoảng 80% trường hợp sẽ tử vong trong vòng 1 năm.
Tỷ lệ tử vong cũng cao hơn ở những người bị nhiễm trùng huyết, chấn thương thận cấp tính hoặc chấn thương ngực.
Chẩn đoán kịp thời và điều trị sớm sẽ cải thiện đáng kể tiên lượng cho những người bị chèn ép tim. Nếu không điều trị, tình trạng sẽ gây tử vong.
7. Phòng ngừa
Không thể phòng ngừa tất cả các trường hợp chèn ép tim cấp tính. Tuy nhiên, mọi người có thể giảm rủi ro bằng cách:
Giảm tiếp xúc với nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus Điều trị cho các tình trạng y tế, chẳng hạn như lupus và suy giáp Bảo vệ sức khỏe tim thông qua chế độ ăn uống cân bằng và tập thể dục thường xuyên Khám sức khỏe định kỳ Tránh hút thuốc
Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh chèn ép tim cấp tính, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!
Tham khảo thêm
- doc Bệnh đột quỵ - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh cơ tim giãn - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tim bẩm sinh - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh van ba lá - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh block nhánh - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh block nhĩ thất - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh block nhĩ thất cấp 2 - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh block nhĩ thất cấp 3 - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Các tiếng thổi ở tim - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Cân bằng khẩu phần ăn DASH - Những thông tin cần biết
- doc Bệnh chèn ép tim - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Chụp mạch vành - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Bệnh cơ tim - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh cơ tim hạn chế - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh cơ tim phì đại - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh cuồng nhĩ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Ghi hình tình trạng bơm máu của tim - những thông tin cần biết
- doc Bệnh hẹp van ba lá - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh hẹp van hai lá - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh hở van hai lá - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh hở van tim ba lá - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hỏi bệnh sử và khám thực thể suy tim
- doc Đóng thông liên nhĩ - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Hội chứng Brugada - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng suy tim trái - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng thiểu sản tim trái - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng trái tim tan vỡ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Đo điện tâm đồ lưu động - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Điều trị khiếm khuyết vách ngăn nhĩ thất - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Hội chứng đột tử - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng Eisenmenger - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng QT kéo dài - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng QT ngắn - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Xét nghiệm Homocysteine - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Bệnh viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn bán cấp - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Khối u tim
- doc Bệnh Wolff-Parkinson-White - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng lỗ thông bầu dục - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Loạn nhịp tim
- doc Bệnh ngoại tâm thu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Tim mạch
- doc Tim đập nhanh
- doc Hội chứng nhịp nhanh thất - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Nhịp tim chậm
- doc Van tim
- doc Nhịp tim nhanh
- doc Nhịp tim nhanh trên thất
- doc Bệnh van động mạch chủ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Nhịp tim nhanh tư thế đứng
- doc Nhồi máu cơ tim
- doc Bệnh u trung thất - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng phì đại thất trái - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Sinh hóa creatinin - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Thiếu máu cơ tim cục bộ
- doc Sốc tim
- doc Quét canxi vành - Quy trình thực hiện
- doc Rối loạn nhịp tim
- doc Bệnh rung nhĩ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh rung tâm thất - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Sa van hai lá (bệnh van tim)
- doc Soi tươi KOH tìm nấm móng
- doc Suy tim
- doc Suy tim mất bù
- doc Suy tim sung huyết (suy tim)
- doc Bệnh thông liên thất - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Tràn dịch màng tim
- doc Tứ chứng Fallot - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Tư vấn tim mạch