Men tim

Xét nghiệm men tim được dùng để đo mức độ tổn thương và chết của các tế bào cơ tim. Xét nghiệm xác định được mức độ tổn thương bằng cách đo nồng độ một số enzym và protein được tiết ra khi tế bào cơ tim bị chết và được gọi là men tim. Mời các bạn cùng tham khảo thêm

Men tim

Tên kĩ thuật y tế: Xét nghiệm men tim

Bộ phận cơ thể/Mẫu thử: Máu

1. Tìm hiểu chung

Xét nghiệm men tim là gì?

Xét nghiệm men tim được dùng để đo mức độ tổn thương và chết của các tế bào cơ tim. Xét nghiệm xác định được mức độ tổn thương bằng cách đo nồng độ một số enzym và protein được tiết ra khi tế bào cơ tim bị chết và được gọi là men tim. Chúng bao gồm các enzyme kinase creatine (CK), các protein troponin I (TNI) và troponin T (TnT). Thông thường, nồng độ các enzym và protein này thường thấp, tuy nhiên nếu cơ tim bị tổn thương, chẳng hạn như từ một cơn nhồi máu cơ tim, các enzyme và các protein sẽ rò rỉ ra từ các tế bào cơ tim bị tổn thương và làm gia tăng nồng độ của chúng trong máu.

Bởi vì một số các enzyme và các protein này cũng được tìm thấy trong các mô cơ thể khác nên nồng độ của chúng trong máu cũng có thể tăng nếu các mô đó bị tổn thương. Khi đo nồng độ men tim, bác sĩ luôn luôn phải so sánh với các triệu chứng, khám lâm sàng và kết quả điện tâm đồ (EKG, ECG) của bạn.

Khi nào bạn nên thực hiện xét nghiệm men tim?

Xét nghiệm men tim thường được dùng để:

Xác định xem liệu bạn đang có nguy cơ bị đau tim hoặc nhồi máu cơ tim hay không nếu bạn có các triệu chứng như đau ngực, khó thở, buồn nôn, ra mồ hôi, và kết quả điện tâm đồ bất thường.

Kiểm tra xem liệu chấn thương tim có phải do các nguyên nhân khác như nhiễm trùng hay không.

2. Điều cần thận trọng

Bạn nên biết những gì trước khi thực hiện xét nghiệm men tim?

Những trường hợp mà bạn không cần phải làm xét nghiệm này hoặc nếu làm cũng không có tác dụng bao gồm:

Bạn mắc phải các bệnh khác như suy giáp, teo cơ, bệnh tự miễn và hội chứng Reye; Bạn mắc các bệnh khác về tim, chẳng hạn như viêm cơ tim và một số loại bệnh cơ tim khác; Bạn từng thực hiện các thủ thuật cấp cứu tim mạch để điều trị các vấn đề tim, chẳng hạn như CPR, sốc, hoặc khử rung tim; Bạn đã từng dùng các loại thuốc nhất định, đặc biệt là dùng thuốc bằng cách tiêm vào cơ bắp; Bạn đã và đang dùng thuốc giảm cholesterol (statin); Bạn đang uống các loại rượu nặng; Bạn tập thể dục nặng trong khoảng thời gian gần đây; Bạn bị chấn thương thận; Bạn đã phải trải qua các cuộc phẫu thuật gần đây hoặc bạn đã bị các chấn thương nghiêm trọng;

Trước khi tiến hành xét nghiệm, bạn nên hiểu rõ các cảnh báo và lưu ý. Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin và hướng dẫn cụ thể.

3. Quy trình thực hiện

Bạn nên chuẩn bị gì trước khi thực hiện xét nghiệm men tim?

Bạn không cần chuẩn bị đặc biệt gì trước khi thực hiện kiểm tra này. Nhiều loại thuốc có thể ảnh hưởng đến kết quả của xét nghiệm này. Hãy liệt kê tất cả các loại thuốc bạn dùng, dù cho chúng là có hay không có kê đơn của bác sĩ.

Bạn hãy nói với bác sĩ bất kỳ mối quan tâm bạn có liên quan đến quá trình kiểm tra, những rủi ro của nó, làm thế nào kiểm tra được thực hiện hoặc ý nghĩa của kết quả.

Quy trình thực hiện xét nghiệm men tim như thế nào?

Khi thực hiện xét nghiệm men tim, điều dưỡng sẽ làm như sau:

Quấn băng đàn hồi xung quanh cánh tay để chặn dòng chảy của má Điều này làm cho các tĩnh mạch dưới băng nổi rõ lên để có thể dễ dàng chích kim vào tĩnh mạch; Làm sạch kim tiêm bằng chất không chứa cồn như povidone-iodine hoặc xà phòng sát khuẩn; Chích kim vào tĩnh mạ Có thể phải chích nhiều lần; Gắn ống xylanh vào để chứa máu; Tháo băng từ cánh tay khi đã lấy đủ lượng máu; Đặt một miếng gạc hoặc bông gòn vào vị trí chích kim; Đè lên vết kim chích và sau đó dán băng lạ

Bạn nên làm gì sau khi thực hiện xét nghiệm men tim?

Bạn có thể không cảm thấy đau khi bị kim đâm vào, ở một số người có thể có cảm giác đau như bị kim chích khi kim đâm qua da. Nhưng khi kim đã nằm trong tĩnh mạch và bắt đầu hút máu thì đa số mọi người không cảm thấy đau nữa. Nói chung, mức độ đau của bạn phụ thuộc vào kỹ năng lấy máu của điều dưỡng, tình trạng tĩnh mạch của bạn và mức độ nhạy cảm của bạn với cơn đau.

Sau khi lấy máu, bạn cần băng và ép nhẹ lên vùng chọc tĩnh mạch lấy máu để giúp cầm máu. Bạn có thể trở lại hoạt động bình thường sau xét nghiệm.

Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.

4. Hướng dẫn đọc kết quả

Kết quả của bạn có ý nghĩa gì?

Kết quả bình thường được liệt kê trong bài viết này chỉ mang tính tham khảo bởi các phòng xét nghiệm khác nhau sẽ có một khoảng giá trị bình thường khác nhau. Trong tờ báo cáo kết quả của bạn sẽ được đính kèm theo khoảng giá trị bình thường mà phòng xét nghiệm đó sử dụng. Ngoài ra, bác sĩ còn sẽ đánh giá kết quả của bạn dựa vào tình trạng sức khỏe cùng các yếu tố khác. Vậy nên đừng quá lo lắng khi kết quả xét nghiệm của bạn không nằm trong khoảng giá trị bình thường của bài viết này.

Giá tr bình thường ca Troponin:

TNI: Ít hơn 0,35 microgram trên một lít (mg/l); TnT: Ít hơn 0,2 mg/l

Giá tr bình thường ca CK-MB: 0-3 microgram trên một lít (mg/l).

Khoảng giá trị bình thường của kỹ thuật y tế này có thể không thống nhất tùy thuộc vào cơ sở thực hiện xét nghiệm mà bạn chọn. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào về kết quả xét nghiệm.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hay triệu chứng nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Ngày:10/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM